lên đất Mỹ. Bọn mẽo sẽ nghĩ sao chứ? Thành ra nếu bà chịu trả một bảng
nữa, thôi – bớt một shilling cũng được, thì bà sẽ có thêm những món ấy.
Mẹ tôi bảo rằng lão thật tốt bụng, lão sẽ có được một chiếc giường trên
thiên đường, và bà sẽ không bao giờ quên ơn, thật đáng ngạc nhiên khi thấy
họ trân trọng nhau đến thế trong lời qua tiếng lại. Dân nghèo ở Limerick
đâu ích gì cho người làm nghề cầm đồ, nhưng không có bọn họ thì biết chạy
vạy ở đâu?
Lão Tọc mạch không có vali. Lão bảo với mẹ tôi rằng khách hàng của
lão hiếm khi du lịch vòng quanh thế giới, rồi lão cười ngất. Lão bảo: Xin
chào, các vị khách viễn du thế giới. Mẹ tôi nhìn tôi như muốn bảo: Con
nhìn lão cho kỹ, chẳng phải ngày nào cũng thấy lão cười đâu.
Feathery Burke ở Irishtown có bán vali. Hắn bán đủ loại, hàng cũ, dùng
rồi, nhồi bông, vô tích sự hay chỉ còn để cho mồi lửa. A, có chứ, hắn có mọi
thứ cho chàng trai trẻ sắp đi Mỹ, xin Chúa phù hộ cậu ta, rồi gửi tiền về cho
bà mẹ già nghèo túng.
Tôi chưa già, mẹ tôi nói, ông chớ nên thêm mắm thêm muối. Cái vali đó
bao nhiêu tiền?
Thưa bà, tôi biếu không bà với giá hai bảng, vì tôi không muốn làm kỳ
đà cản mũi cậu đây trên đường đi tìm vận may trên đất Mỹ.
Mẹ tôi bảo rằng bà thà lấy giấy gói hàng bọc đồ đạc của tôi rồi chằng
dây lại để tôi cứ thế mang theo tới New York còn hơn là trả hai bảng cho
cái mớ giấy bồi tã néo bằng nước bọt và kinh cầu ấy.
Feathery nom sửng sốt. Đám đàn bà đến từ những xó xỉnh của vùng
Limerick ít có thái độ sát sạt như thế. Người ta quen thấy họ nể nang lớp
người khá giả hơn mình chứ không chơi chòi, vượt thân phận, và chính tôi
cũng ngạc nhiên khi thấy thái độ gây gổ của bà.
Mẹ tôi thắng, bảo thẳng Feathery rằng hắn đòi như thế thật đúng là ăn
cướp trắng trợn. Sống dưới ách đô hộ của bọn Anh còn khá hơn. Nếu hắn
không chịu bớt thì bà sẽ tới tiệm của ông Nosey Parker biết điều. Feathery
liền nhượng bộ.
Lạy Chúa Cả trên trời! Bà ạ, may mà tôi không con không cái, chứ nếu
ngày nào cũng gặp khách hàng như bà thì chúng đến phải đứng một xó