khóc than vì đói mất.
Mẹ tôi bảo: Tội nghiệp ông và những đứa con mà ông không có.
Bà gấp áo quần xếp vào vali rồi bà sẽ xách tất về nhà để tôi chạy đi mua
quyển sách. Rồi mẹ tôi vừa đi lên đường Parnell vừa phì phèo thuốc lá.
Hôm ấy mẹ bước mạnh bạo, như thể những áo quần kia, chiếc vali kia và sự
đi xa của tôi sẽ mở được những cánh cửa nào đấy.
Tôi đi tới Hiệu sách O’Mahony để mua quyển sách đầu tiên trong đời,
quyển sách tôi sẽ mang trong vali sang Mỹ.
Đó là quyển Tổng tập William Shakespeare
[25]
do Shakespeare Head
Press, Oldhams Press Ltd. và Basil Blackwood ấn hành, năm MCMXLVII
(1947). Nó đây, bìa nhàu nát, đã bung khỏi sách, nhờ dán băng keo nên
chưa lỏng hẳn. Một quyển sách đã được đọc đi đọc lại nhiều lần, chi chít
ghi chú. Có những đoạn tôi gạch dưới vì một lúc nào đó thấy quan trọng,
song nay xem lại tôi không hiểu nó quan trọng ở chỗ nào. Bên lề sách là
những chú thích, lời bình ca ngợi thiên tài của Shakespeare với đầy những
dấu chấm than diễn tả lòng thán phục hay hoang mang của tôi. Trên mặt bìa
trong tôi viết “Ô, phải chi điều này cô đọng thành xương thịt, v…v…” cho
thấy hồi đó tôi là một thanh niên u sầu.
Năm tôi mười ba, mười bốn tuổi, tôi thường nghe kịch Shakespeare
truyền thanh qua radio của bà Purcell, người hàng xóm mù lòa của chúng
tôi. Bà bảo rằng Shakespeare là một người Ireland xấu hổ về gốc gác của
mình. Một tối chúng tôi đang nghe vở Julius Caesar
[26]
thì bị cháy cầu chì,
tôi hết sức muốn biết số phận Brutus
[27]
[28]
sẽ ra sao nên
tôi mới đi tới hiệu sách O’Mahony để đọc hết câu chuyện. Một gã bán hàng
kênh kiệu hỏi tôi có định mua quyển này không, tôi trả lời rằng còn phải
cân nhắc song trước hết tôi phải biết tất cả các nhân vật kết thúc thế nào đã,
đặc biệt là Brutus, nhân vật tôi ưa nhất. Gã nọ liền giật phăng quyển sách
tôi đang cầm, bảo tôi hãy quên Brutus đi, đây không phải thư viện, yêu cầu
tôi vui lòng ra khỏi hiệu sách. Tôi đỏ mặt vì xấu hổ, quay trở ra phố, vừa đi
vừa tự hỏi tại sao con người ta không thôi làm tình làm tội nhau đi. Ngay từ