bốn đồng bảng Anh cho bộ comlê, mẹ hỏi: Ông định bịp tôi hay sao đây,
ông Parker?
Đâu có, tôi không bịp bà đâu, lão ta đáp. Bộ comlê này người anh em họ
với Bá tước Dunraven từng mặc đấy, mọi thứ dân quý tộc mặc rồi đều cao
giá mà.
Mẹ tôi đáp, cho dù chính Bá tước Dunraven đã mặc bộ áo này thì bà
cũng mặc kệ, thử hỏi lão ta và cả tông chi họ hàng nhà lão với bao nhiêu lâu
đài thành quách cùng đội quân kẻ hầu người hạ đã làm được gì cho nước
Ireland, còn chưa hề đoái hoài đến những thống khổ của người dân nữa chứ.
Bà chỉ chịu trả ba bảng thôi, không thêm một xu.
Lão Tọc mạch lớn tiếng bảo tiệm cầm đồ không phải là nơi để ca ngợi
lòng ái quốc ái quần, mẹ tôi liền đốp ngay rằng nếu lòng ái quốc là một
món hàng trưng bày trên quầy kia được, hẳn lão sẽ đánh bóng rồi bán cho
người nghèo với giá cắt cổ. Lạy Đức Mẹ, lão nói, bà ơi. Trước giờ bà đâu
có thế này. Bà có chuyện gì vậy?
Chuyện xảy ra cho bà cũng tương tự trận đánh cuối cùng của
[24]
, đây là cơ may cuối cùng của bà. Frank, con trai bà, sắp đi Mỹ
và bà không thể để con bà lên đường như thế kia được, áo của người này
tặng, quần của người nọ cho, trang nhã một thời thật đấy, nhưng đã tã cả
rồi. rồi bà mới cho thấy bà khôn khéo đến chừng nào. Bà chỉ còn một ít tiền
thôi, nhưng nếu ông Parker chịu thêm một đôi giày, hai cái áo, hai đôi vớ và
chiếc ca vát xanh lục tuyệt đẹp với chiếc thụ cầm vàng thì bà sẽ không bao
giờ quên ơn. Chẳng bao lâu nữa Frank sẽ gửi đôla từ Mỹ về cho bà, rồi khi
bà cần nồi niêu, xoong chảo và đồng hồ báo thức bà sẽ nghĩ ngay tới hiệu
Lão Tọc mạch. Thật vậy, bà đã thấy trong cửa hiệu của lão có đến nửa tá
hàng bà nhất định phải sắm khi nào tiền đôla ào về.
Nosey đâu phải loại ngớ ngẩn. Sau nhiều năm đứng sau quầy hàng lão
đủ khôn để biết tẩy khách hàng. Lão cũng biết, mẹ tôi chân chất, không
thích mang nợ. Lão bảo rất trân trọng bà là khách hàng tương lai, và bản
thân lão cũng không muốn cậu nhỏ kia phải lôi thôi lếch thếch mà đặt chân