NGƯỜI THẦY - Trang 68

4

Ê, thầy McCourt, thầy đã bao giờ làm việc thật sự chưa, không phải dạy

học, mà là, thầy hiểu ý chứ, lao động thật sự cơ?

Em nói đùa ư? Chẳng lẽ dạy học không phải là lao động? Em thử nhìn

quanh lớp học này rồi tự hỏi mình xem có muốn mỗi ngày đứng trên đây
trước các em không. Chính các em đấy. Dạy học còn mệt hơn làm việc ở
bến tàu hay các nhà kho nữa cơ. Bao nhiêu em có người thân làm việc ở
khu cảng nào?

Một nửa lớp, chủ yếu dân Ý, vài em dân Ireland.
Trước khi dạy trường này, tôi nói, tôi đã làm việc ở các cảng Manhattan,

Hoboken và Brooklyn. Một em thưa bố em có biết tôi ở Hoboken.

Tôi bảo chúng: Sau khi tốt nghiệp đại học tôi thi lấy bằng sư phạm,

nhưng tôi không nghĩ mình sinh ra để làm thầy giáo. Tôi chẳng biết gì hết
về thanh thiếu niên Mỹ. Tôi không biết phải dạy các em điều gì. Làm việc ở
bến cảng dễ dàng hơn. Xe tải lùi vào bục. Rồi chúng tôi vung cây móc.
Kéo, nâng, lôi, đẩy. Xếp lên bệ. Xe cần trục chạy tới, nâng hàng lên, gài số
lùi, chất hàng vào nhà kho rồi trở ra bục. Lao động bằng chân tay còn đầu
óc được nghỉ một ngày. Làm việc từ tám giờ đến trưa, nghỉ trưa ăn miếng

bánh mì kẹp dài ngoằng thêm một quart

[46]

bia, sau đó lại đổ mồ hôi từ

một giờ đến năm giờ rồi về nhà, ăn chiều xong đi xem phim, rồi làm vài ba
ly bia ở một quán bar trên Third Avenue.

Quen rồi thì làm không khác người máy. Ta không thua kém người khỏe

nhất trên bục, vóc ta lớn hay nhỏ không thành vấn đề. Ta quỳ xuống để
giảm sức nặng trên lưng. Nếu ta quên sẽ có người la toáng nhắc Chúa ơi,
xương sống anh bằng cao su chắc? Ta học cách sử dụng cây móc tùy theo
kiện hàng nặng nhẹ: hộp, bao, thùng, đồ đạc hay những bộ phận máy móc
khổng lồ bôi mỡ. Một bao đậu hay hạt tiêu có cách ngang bướng riêng của
nó. Nó có thể thay đổi nhiều hình dạng thế này rồi thế kia, ta phải làm sao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.