Đúng thế, cả giấy đi tiêu cũng không có.
Sao ạ? Không có giấy đi tiêu? Ai mà chẳng có giấy đi tiêu. Thậm chí
bên Trung Hoa người ta chết đói mà vẫn có giấy đi tieu. Cả ở châu Phi nữa.
Chúng nghĩ tôi nói quá và chúng không thích như thế. Ngay cả những
chuyện về sự khốn cùng cũng phải có giới hạn.
Chẳng lẽ thầy muốn chúng em tin là xong rồi thầy cứ thế đứng lên, kéo
quần, không chùi gì hết ư?
Nancy Castigliano giơ tay xin nói. Thưa thầy McCourt, em xin lỗi. Sắp
đến giờ nghỉ ăn trưa nên em không muốn nghe chuyện về những người
không có giấy đi tiêu.
OK, Nancy, ta đọc tiếp.
Việc ngày ngày đứng trước hàng chục thiếu niên sẽ đưa anh về với thực
tại. Ngày ngày vào lúc 8 giờ sáng chúng chẳng buồn quan tâm anh có khỏe
không. Anh nghĩ tới một ngày dài trước mặt: năm lớp học, với những một
trăm bảy mươi lăm thiếu niên Mỹ; tâm tính bất thường, đói, si tình, sợ hãi,
hứng tình, sôi nổi, khiêu khích. Chạy đâu cho thoát. Chúng ngồi đó còn anh
đứng đây với chứng nhức đầu, với bệnh yếu tiêu hóa, với dư âm cuộc cãi vã
với vợ, với người yêu, với chủ nhà, với cậu quý tử quá quắt muốn trở thành
Elvis
[51]
và chẳng thèm trân trọng những gì anh làm cho. Tối hôm qua anh
ngủ không được. Cặp của anh vẫn còn đầy bài làm viết nguệch ngoạc của
một trăm bảy mươi lăm học trò, cái gọi là bài luận của chúng. Thưa thầy,
thây sửa bài của em chưa ạ? Nào phải chúng quan tâm gì đâu. Chúng đâu
định sẽ làm luận suốt cả quãng đời còn lại. Người ta chỉ phải làm những thứ
bài tập như thế trong những lớp học nhàm chán này thôi. Chúng nhìn anh.
Anh không thể trốn được. Chúng đợi. Bữa nay học gì ạ, thưa thầy? Học làm
đoạn văn ạ? À há. Này, các bạn, bữa nay mình học làm đoạn văn, cấu trúc,
chủ đề và vân vân. Em nôn nóng để chiều nay về kể cho mẹ em. Mẹ em
luôn hỏi bữa nay ở lớp học gì. Đoạn văn, thưa mẹ. Thầy giáo dạy làm đoạn
văn. Mẹ em sẽ bảo hay lắm, hay lắm rồi lại quay ra xem bộ phim ướt át
nhiều kỳ trên ti vi.