sẽ chỉ gây ra phẫn nộ, tổn thương tự ái, gây căng thẳng trong quan hệ giữa
chúng và tôi.
Có lần tôi hỏi một cậu, Có thật mẹ em viết thư này không, Danny?
Nó vừa giữ thế thủ vừa có vẻ thù địch. Dạ, mẹ em viết đấy ạ.
Thư viết hay lắm, Danny ạ. Mẹ em viết hay lắm.
Học trò trường McKee rất tự hào về mẹ thành ra chỉ đứa nào càn quấy
mới không cám ơn lời khen ngợi này.
Nó cám ơn tôi rồi về chỗ ngồi.
Tôi có thể hỏi rằng có phải nó viết bức thư đó không, nhưng tôi thấy nên
tránh. Tôi mến nó nên không muốn nó ngồi mặt mày sưng sỉa ở hàng ghế
thứ ba. Nó có thể sẽ kể với bạn bè cùng lớp rằng tôi nghi ngờ khiến đám kia
cũng mặt mày sưng sỉa luôn, vì chúng đã mạo thư xin lỗi từ khi biết cầm
bút nên không muốn sau nhiều năm mạo thư như thế bỗng dưng phải áy náy
vì một ông thầy đột nhiên giảng giải đạo đức.
Thư xin lỗi là một phần đời học trò. Ai cũng biết là giả mạo, làm ầm lên
phỏng ích gì?
Các phụ huynh sáng sáng phải hối con cái ra khỏi nhà cho kịp giờ, mấy
khi có thời gian để viết thư xin lỗi mà họ biết đằng nào cũng sẽ bị quăng
vào sọt rác ở trường. Họ vội lắm nên họ bảo, Con cần thư xin lỗi cho hôm
qua à, con yêu? Cứ viết đi rồi bố hay mẹ sẽ ký. Họ ký mà chẳng buồn xem,
và điều đáng tiếc là họ hụt mất một cơ hội. Nếu đọc những thư xin lỗi này
thì họ sẽ phát hiện ra rằng con họ có tài văn chương tuyệt vời: trôi chảy,
sáng tạo, sáng sủa, xúc động, giàu tưởng tượng, cô đọng, thuyết phục, hữu
ích.
Tôi bỏ thư xin lỗi của Mikey vào một ngăn bàn, chung với vài tá thư của
các em khác: đủ loại khổ giấy và màu sắc, nguệch ngoạc, nhàu nhĩ, lem
luốc. Hôm ấy, trong lúc cả lớp làm bài thì tôi mới đọc kỹ những bức thư mà
trước đây tôi chỉ liếc qua. Tôi chia làm hai chồng, một chồng là thật của các
bà mẹ viết, chồng kia là thư giả mạo. Chồng thứ nhì nhiều hơn mà nội dung
thì từ thiên tài tới điên khùng đều có đủ.
Tôi chợt được khai sáng. Tôi vẫn luôn thắc mắc không biết sự khai sáng
giống như thế nào, giờ đây tôi hiểu rồi. Tôi cũng tự hỏi tại sao trước kia