xây dựng pháo đài, ở trong một ngôi nhà nhỏ của đảo Péterbourg, cánh
sông gọi là Tiểu Neva chảy về phía những hòn đảo Volnoi. Ở đây những
ngôi nhà nông thôn của những ông chúa giàu có nhất Saint-Peterbourg nằm
giữa những khu vườn mát dịu có rào sắt thép vàng trang trí đầy hoa và cây
cảnh, dành cho ba tháng hè khí hậu Châu Phi và Ý, còn chín tháng khác họ
hưởng thụ khí hậu quê hương trong những nhà kính ấm. Một trong những
hòn đảo thuộc hoàn toàn vào hoàng hậu, bà cho xây dựng ở đây một toà lâu
đài xinh xắn và cải tạo thành những khu vườn và nơi giải trí.
Nếu quay lưng lại phía pháo đài và đi ngược dòng sông, cảnh vật thay đổi
nhưng vẫn lớn lao. Thực thế, ngay ở hai đầu cầu nơi tôi đứng, trên một bờ
sông làc nhà thờ Ba Ngôi, bờ bên kia khu vườn Mùa Hè, bên trái tôi là ngôi
nhà thờ gỗ Pierre Đệ Nhất ở trong lúc ông cho xây dựng pháo đài Gần ngôi
nhà thờ ấy còn có một cây to, trên khoảng cao mười bộ (0.3m) có đóng
đinh một tượng Đức Bà. Khi người sáng lập Saint-Peterbourg hỏi người
dân vào mùa lụt nước sông dâng lên tới đâu, người ta chỉ tượng Đức Bà và
ông suýt bỏ công trình đồ sộ của mình. Cây thánh giá và ngôi nhà bất tử
được một kiến trúc hình vòm bao bọc nhằm chống lại thời tiết bất trắc cho
ngôi nhà gỗ vốn đơn sơ gồm ba phòng: phòng khách, phòng ăn và phòng
ngủ. Pierre Đệ Nhất lo xây dựng cả một thành phố mà không có dành thì
giờ xây cho mình một ngôi nhà.
Xa hơn một ít, vẫn ở về phía bên trái và phía bên kia sông Neva lớn là
Peterbourg cổ, bệnh viện quân y, viện hàn lâm Y học và cuối cùng là làng
Okla và những vùng bao quanh, trước mặt những toà nhà ấy, bên phải trại
sĩ quan cận vệ là lâu đài Tauride, mái màu ngọc bích, những trại pháo binh,
nhà Từ thiện và tu viện cũ Smolna.
Không thể nói tôi mê mẩn bao lâu trước khung cảnh ấy. Nhìn lại tất cả
những lâu đài ấy có lẽ giống một cảnh trang trí nhạc kịch và những chiếc
cột nhìn xa như bằng đá hoa cương có lẽ trông gần là gạch, nhưng lướt qua
có cái gì đó tuyệt vời vượt lên trên ý tưởng của người xây dựng.
Đồng hồ điểm bốn giờ. Tôi được báo trước bữa ăn sẽ được dọn vào lúc bốn
giờ rưỡi, vậy là tôi rất tiếc phải trở lại khách sạn. Lần này tôi đi qua lâu đài
Amirauté để được nhìn sát bức tượng khổng lồ của Pierre Đệ Nhất mà tôi