đến cảnh sát khiếu nại và trong trường hợp này người đánh xe hầu như luôn
luôn bị phạt, nhưng hiếm khi xảy ra việc ấy.
Dân tộc Nga có bản chất tốt và không có thủ đô nào tôi biết lại giống như ở
Saint-Peterbourg, hiếm có những vụ giết người vì dại dột hoặc thù hằn. Còn
hơn thế, tuy rất muốn trộm cắp nhưng người nông dân Nga ghê tởm hành vi
phá rào và người ta có thể giao cho một người gác cửa hoặc đánh xe
chuyển một bức thư niêm phong đầy tiền giấy mà không sợ thất thoát dù
anh ta biết trong đó có cái gì, còn nếu để trong tầm tay người ấy vài đồng
tiền nhỏ nhất cũng sẽ là sự thiếu khôn ngoan.
Tôi không rõ người đánh xe c tôi có hay ăn cắp không nhưng chắc chắn anh
rất sợ bị đánh cắp. Khi đến cửa lâu đài Tauride, anh cho tôi biết lâu đài có
hai lối ra vào và rất mong tôi đưa cho anh một phần trả dần trong số năm
rúp tương đương giá tiền đoạn đường vừa đi. Nếu là ở Paris, tôi đã nghiêm
khắc trả lời với kẻ đòi tiền hỗn láo, còn ở Saint-Peterbourg tôi chỉ cười vì
chuyện quỵt xe thường xảy ra. Thật vậy, hai tháng trước đây Hoàng đế
Alexandre đi bộ dạo chơi theo thói quen, gặp trời sắp mưa gọi một chiếc xe
ngựa đưa về hoàng cung. Đến đây ông tìm trong túi không có tiền, bèn
xuống xe và nói với người đánh xe:
- Anh chờ đây, ta sẽ cho người đem tiền ra trả.
- À! Vâng, không biết tôi có nên đợi không.
- Sao vậy? – Hoàng đế ngạc nhiên hỏi.
- Ồ, tôi biết rõ điều mình nói, biết bao nhiêu người tôi chở đến trước
một ngôi nhà hai lối ra vào xuống xe không trả tiền, bao nhiêu người chịu
tiền tôi rồi không trả.
- Thế nào, ngay cả trước cung điện Nhà vua ư?
- Ở đây thường như thế hơn những chỗ khác. Những ông lớn thường ít
nhớ.
- Anh phải thưa kiện để người ta bắt kẻ quỵt tiền chứ - Alexandre nói
vì câu chuyện làm ông thích thú.
- Bắt một nhà quý tộc! Ngài rất biết là không thể được. Nếu ai đó
trong chúng tôi – người đánh xe trả lời – có thưa kiện thì rất dễ bị người ta
bỏ tù. Vì vậy xin Ngài tìm kỹ trong túi, tôi chắc Ngài sẽ tìm được tiền trả