27
VĂN CHỈ ĐÂY, thầy Quang Tình ơi. Mong thầy hãy hiểu cho tôi. Ông
cụ nội tôi làm nghề gá bạc. Ông thân sinh ra tôi làm nghề thấu khoán. Gia
đình tôi thuộc loại khá giả. Tôi có điều kiện để được hưởng thụ một cuộc
sống tinh thần và vật chất khá đầy đủ và dư thừa. Cách mạng tháng Tám
năm 1945 thành công, bố tôi cầm cờ đỏ sao vàng đi mít tinh ở Nhà hát Lớn
ngày 18 tháng 8. Tuần lễ Vàng, mẹ tôi tháo vòng xuyến, hoa tai, nhẫn vàng
đem ủng hộ chính phủ, tính ra hơn hai ki lô. Bố tôi hiến tặng nhà nước năm
căn nhà ở các phố Gambetta, Tràng Tiền, Tràng Thi ở Hà Nội. Kháng
chiến bùng nổ, bố tôi tản cư lên Tuyên Quang rồi được tuyển vào làm nhân
viên kế toán tài chính của tỉnh này. Tuyên Quang vùng tự do, có dòng Lô
trong xanh, có Gành Quýt hiểm trở, có Chiêm Hóa, Đầm Hồng căn cứ địa
Kháng chiến. Tuyên Quang nơi tụ tập các văn nghệ sĩ anh tài. Thi sĩ Xuân
Diệu có bài thơ nhan đề Về Tuyên rất hay. Thế đấy, làm sao nói đến Tuyên
Quang lại không nhớ đến Trường ca Sông Lô của thiên tài Văn Cao: Đây
dòng Lô, đây dòng Lô. Đoàn quân thời chinh chiến ca rằng. Đây Volga,
đây Dương Tử, đây sông Lô, đây sóng căm hờn vút cao. Ôi Tuyên Quang!
Tuyên Quang! Nếu đất nước Venezuela xinh đẹp ở Châu Mỹ La tinh có
nhiệm vụ cung cấp các Miss World cho thế giới, thì mảnh đất Tuyên Quang
này quả là xứng đáng với danh hiệu “Miền gái đẹp” mà văn sĩ Hoàng Phủ
Ngọc Tường đã danh phong. Tuyên Quang, ở đó có một mỹ nữ đã làm siêu
lòng bố tôi. Cô tên Minh Hường. Bố tôi như kẻ ăn phải bùa mê thuốc lú,
không hề nghĩ đến món nợ tinh thần ông sẽ để lại cho con cái sau này, đã
nhẫn tâm bỏ lại vợ con ngoài kháng chiến, theo bóng hồng mỹ nhân nọ trở
về thành phố Hà Nội lúc này đang bị thực dân Pháp tạm chiếm. Bỏ vùng
kháng chiến, trở về thành phố của địch bất kể là vì một động cơ thuần túy