NGƯỜI THỢ MỘC VÀ TẤM VÁN THIÊN - Trang 68

nhận ra lương ông giáo không đủ đút miệng. Nên đành phải xoay ngang
kiếm kế sinh nhai. Rồi cũng là một ngẫu sự, nên hóa ra có duyên với cái
cưa cái đục, từ đó tìm thầy và vừa tự mầy mò học hỏi thêm. Ruộng bề bề,
không bằng một nghề trong tay.

- Mầy mò học hỏi thêm?
- Đúng thế! Nó tương tự như chuyện Bao Dinh bên Tầu?
- Tôi biết điển tích Bao Dinh làm nghề mổ trâu. Ông này nói: “Ban đầu

lúc mổ trâu, không con nào không phải là trâu.” Sau ba năm hành nghề,
ông lại nói: “Chưa thấy con nào là trâu toàn vẹn.”

- Theo thầy, ý nghĩa câu chuyện nó nằm ở chỗ nào?
- Có nghĩa rằng: Ba năm sau, thạo nghề rồi, mới thông thuộc đến chân tơ

kẽ tóc đối tượng. Có nghĩa rằng là: Muốn làm được điều gì huyền diệu,
phải gắng sức lâu dài.

- Tuyệt! Còn trong nghề mộc của ta có tích chuyện phó mộc Khanh đẽo

gỗ làm giá nữa. Thầy có biết?

- Lúc nhỏ, ông thân sinh ra tôi có kể cho tôi nghe. Phó mộc Khanh đẽo

gỗ làm giá tài tình lắm. Người ta

hỏi: “Ông làm nghề bằng gì?” Ông đáp: “Phải tập trung ý chí.” Tức vừa

phải tập trung nghị lực vừa phải khéo khôn.

- Thầy Quang Tình! Hôm nay thì đúng là tri âm gặp tri kỉ rồi.
- Tôi trộm nghĩ: Nghề, một khi không có thì tâm lấy cái gì mà dụng, đức

lấy cái gì để biểu hiện, nhân nghĩa dùng cái gì để chưng tỏ. Nên làm nghề
gì tôi cũng gắng sức để đạt tới chuẩn mực của nó. Hồi tôi đi dạy học, tôi
đinh ninh tâm niệm đó.

Tung hai tay lên trời, ông Văn Chỉ hào hứng:
- Thầy nói hay quá. Từ lâu tôi đâu dám coi thầy là anh phó nhỏ. Còn

hôm nay thì rõ ràng thầy là thầy tôi. Tôi biết chí thầy cao lắm. Chí thầy
không chỉ để ở cái cưa cái bào cái đục đâu. Thầy làm thợ không như tôi chỉ
là để kiếm gạo nuôi vợ nuôi con, chỉ là để thỏa cái chí tự do dọc ngang trời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.