Ông phó mộc nhấc một chiếc cưa, hớn hở:
- Vậy ta vào việc thứ nhất đi. Ông Tom, ông hãy lấy chiếc cưa này đi.
Chiếc này sắc lắm vì đã rửa rồi.
- Rửa rồi? Nghĩa là thế nào? Cái chữ rửa ấy!
Đỡ chiếc cưa, đưa tay gại gại hàng răng cưa nhọn hoắt biếc xanh, thầy
Quang Tình nhìn ông Tom, nheo nheo mắt ngẫm nghĩ, rồi thong thả:
- Ồ, cái chữ rửa rắc rối! Rửa ở đây là gì nhỉ? Nói sao để ông Tom hiểu
bây giờ đây? Hà! Rửa, không phải là wash trong tiếng Anh như lau rửa
đâu, ông Tom. Chiếc cưa này đã rửa có nghĩa là nó đã được một chiếc giũa
nhỏ làm cho sắc bén, nói cụ thể là khoảng cách giữa hai hàng răng của nó
được mở ra, tiếng trong nghề gọi là mở mạch. Nghĩa là the distance
between every two teeth is widened.
-Oh, I know! Tôi hiểu!
Thú vị, ông Tom gật đầu, nhíu mày, thân tình:
- Tôi muốn khảo sát thêm trình độ Anh ngữ của ông.
- Để làm gì?
- Xin phép ông, tôi chưa muốn bật mí!
- Ông bắt đầu biết được các tiếng lóng của người Việt rồi à.
- Tôi còn thua xa bọn lính Mỹ ở Việt Nam trước đây. Làm thế nào mà nó
chuyển ngữ từ xạo tiếng Việt thành Star weight, nghĩa sát sườn là ngôi sao
trọng lượng, tức sao nặng thì chúa thằn lằn thật.
- Chúa thằn lằn! Ông thạo tiếng Việt quá rồi. Ông Tom à, tôi thích so
sánh hai ngôn ngữ Việt-Anh. Chẳng hạn, người Anh nói To carry coals to
Newcastle thì người Việt có thể dịch là Chở củi về rừng. Người Anh nói:
He who laughs today may weep tomorrow. Dịch sát nghĩa là: Ai mà cười
hôm nay, mai có thể khóc, thì tôi coi câu đó giống thành ngữ Việt: Cười
người hôm trước hôm sau người cười.
- Excellent! Rất hay!
- Hoặc người Anh nói: Honesty is the best policy. Nghĩa dịch sát là:
Lương thiện là cách ứng xử hay nhất, thì tôi cho là tương đồng với hành