NGƯỜI TỊ NẠN - Trang 159

toàn khác hẳn đám dân địa phương đang chờ bên ngoài để chào đón những
người mới đến, cả mấy trăm con người bình thường mặc quần áo tẻ nhạt
đang phe phẩy quạt dưới nắng nóng.

Ngay cả sau một tuần ở Sài Gòn, Vivien vẫn không có vẻ giống dân bản xứ
hơn ngày đầu mới tới, ít nhất trong khung cảnh ngoài trời. Trên đường phố,
ở quán cà phê lề đường, hay khi chui vào taxi, chị dễ dàng bị nghĩ lầm là cô
vợ bèo nhèo của một doanh nhân Hàn Quốc hay một nữ du khách Nhật kiệt
sức, lớp trang điểm của chị chảy ra dưới ánh nắng nhiệt đới. Tuy nhiên,
trong một vài lúc khi đang ở nhà, chị rõ ràng là bà chủ trên lãnh địa của
mình. Ðiều này đúng ở nhà hàng Nam Kha trên đường Ðồng Khởi, nơi
Phương từng làm tiếp viên trong hai năm sau khi tốt nghiệp đại học. Ðãi cả
nhà bữa tối tại Nam Kha là ý kiến của Vivien, một cách chào mừng kỳ nghỉ
của chị được nửa chặng đường và là điều Phương chắc chẳng bao giờ gợi ý,
những món ở nhà hàng này vượt quá xa khả năng của Phương hay gia đình
cô.

“Nhưng như thế là tội ác, em không nghĩ vậy sao?” Vivien nói, liếc qua
những món chính. Bàn của họ ở bên cạnh hồ nước phản chiếu ánh sáng,
phía bên kia hồ có hai thiếu nữ ngồi trên bục lót nệm, mặc áo dài lụa, thanh
thoát và nhẹ nhàng gẩy mười sáu dây của cây đàn tam thập lục đặt trong
lòng họ. “Em phải ăn tại nơi em làm việc ít nhất một lần trong đời chứ.”

“Tính năm đô la cho món rau muống xào tỏi là một tội ác,” bà Lý nói. Bà
bán vải lụa ở chợ Bến Thành và có con mắt của người mặc cả đầy kinh
nghiệm, mượt mà và kín kẽ như những hạt nút trên bàn tính gẩy. “Ở chợ cô
mua mớ này chỉ một đô.”

“Nhìn quanh đi,” ông Lý nói, giọng ông sốt ruột. Tất cả những khách khác
đều là người da trắng ngoại trừ cặp người Ấn ngồi trong góc, người đàn
ông mặc đồ vải lanh còn người phụ nữ mặc bộ đồ cổ truyền. “Ðấy là giá
cho du khách.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.