mà Vivien gởi kèm. Một bà Lý tươi cười và vui vẻ vẫy lá thư với Phương,
một tờ giấy đơn mà bà đọc khi ngồi trên tay dựa của trường kỷ. Lá thư kể
lại những ký ức tuyệt vời của Vivien, ăn tối trong một nhà hàng nổi trên
sông Sài Gòn, mặc vừa khít một cái áo dài đặt may, đi dạo bằng xe ngựa
quanh hồ Xuân Hương ở Ðà Lạt, với ngày tuyệt nhất là ngày về đến và tệ
nhất là ngày ra đi. Con nhìn ra cửa sổ máy bay cho đến khi không nhìn thấy
quê hương nữa,chị ấy viết. Mọi thứ cứ xanh mướt vậy. Ðến giây phút mây
che phủ hết, con chỉ muốn được quay trở lại.Và lá thư cứ như thế, sự giả
dối của bà chị khiến Phương muốn ói đến độ cô chỉ làm được một việc là
không xé lá thư làm hai.
“Ngày mai ba muốn con cho ép nhựa mấy bức này,” ông Lý nói, lựa qua
các ảnh chụp mà Vivien gởi về. “Mình sẽ làm thành một cuốn album.”
“Ðể chi vậy?” Phương nói, thảy lá thư xuống mặt bàn.
“Con nói để chi vậy là sao?” Ông Lý ngớ ra. “Thì để mình có cái mà nhớ
tới nó cho tới khi nó trở lại.”
Phương nhìn kỹ cha mình khi ông ngồi trên trường kỷ, vây quanh là má và
em trai cô, giữ chặt những bức ảnh cứ như chúng tương đương với những
tờ trăm đô mà Vivien đã cho ông. Lần đầu tiên trong đời cô thấy tội nghiệp
cho ông, chắc chắn rằng không chỉ có cha cô làm tan nát trái tim của con
gái ông ấy, mà những đứa con gái một ngày kia cũng làm tim ông tan nát.
Cô ngẫm nghĩ việc nói cho ông biết sự thật, rằng Vivien sẽ không bao giờ
trở lại, và rằng một ngày kia, có lẽ không sớm lắm, nhưng rốt cuộc là thế,
Phương cũng sẽ ra đi, để đến một thế giới mà cô có thể đem lòng thương ai
đó mà cô không biết. Nó chỉ là vấn đề thời gian, và bây giờ cô đã biết cách
khởi sự.
Lúc chín giờ sáng hôm sau cô chỉ có một mình trong nhà, hai đứa em trai
đã đi học, cha mẹ cô đi làm. Cô mặc món quà tặng của bà chị, và bên ngoài
lớp ren cô mặc chiếc áo cánh và quần lửng. Cô thầm nghĩ, tốt nhất là làm