cái đĩa, cái liễn đựng canh, và cả hai cái ly của họ, tại ngưỡng cửa
phòng bếp, bỗng dưng mớ tô đĩa lắc lư trở nên nặng quá sức. Âm
thanh của những món đồ bạc kêu lảng cảng trên nền gạch và tiếng đồ
sứ vỡ tan khiến giáo sư la lên trong phòng ăn. “Gì vậy?” ông kêu.
Bà Khanh nhìn những mảnh vỡ của cái liễn dưới chân mình. Ba khúc
khổ qua nhồi thịt chưa ăn nằm đẫm nước giữa những mảnh vỡ.
“Không có gì đâu,” bà nói. “Em sẽ dọn.”
Rồi tối đó sau khi ông ngủ thiếp, bà vào thư phòng của ông, trong đó
bức tranh bà đặt tựa vào bàn bây giờ đã được quay mặt ra. Bà thở dài.
Nếu ông cứ quay mặt bức tranh ra thế này, ít nhất bà cũng phải cho nó
vào cái khung nào đó hiện đại và phù hợp hơn. Bà ngồi vào bàn của
ông, hai bên là những kệ sách chứa mấy trăm cuốn tiếng Việt, Pháp, và
Anh. Tham vọng của ông là sở hữu nhiều sách hơn khả năng đọc, một
khát vọng được thôi thúc bởi việc đã phải bỏ lại toàn bộ sách của ông
khi họ rời khỏi Việt Nam. Mấy chục cuốn sách bìa giấy bỏ bừa trên
bàn của ông, và bà phải gạt chúng qua một bên để tìm cuốn sổ mà ông
ghi lại những lần lú lẫn trong mấy tháng qua. Ông đã cho muối vào cà
phê và rắc đường vào chén canh của mình, khi một người tiếp thị qua
điện thoại gọi tới, ông đã đồng ý đặt mua năm năm tờ Guns &
Ammovà tờ Cosmopolitan; và một ngày nọ ông nhét ví vào ngăn đá
trong tủ lạnh, tạo ra nghĩa mới cho cụm từ “tiền mặt cứng, lạnh” hoặc
theo kiểu ông nói đùa với bà khi bà tìm thấy nó. Nhưng không có chỗ
nào nhắc tới Yến, và sau một phút lưỡng lự, bên dưới dòng ghi gần đây
nhất của ông, bà Khanh soạn ra đoạn sau: “Hôm nay tôi đã gọi vợ tôi
bằng tên Yến,” bà viết thế. Bà bắt chước nét bay bướm trong lối viết
của ông một cách hết sức cẩn thận, giả như việc bà làm là vì lợi ích của
giáo sư. “Lỗi lầm này không được tái diễn.”
Sáng hôm sau, giáo sư giơ tách cà phê ra và nói, “Ðưa giùm anh lọ
đường, Yến.” Ngày kế tiếp, khi bà tỉa tóc cho ông trong phòng tắm,