NGƯỜI TÌNH HOA BẮC - Trang 94

Cô bé hứa điều này.

Lúc đó là buổi sáng, rất sớm. Chắc hẳn bà mẹ đã phải đi đường ban đêm

cùng với Thanh.

Bà mẹ đi ngang qua khoảnh sân trống vắng. Bà tiến về phía văn phòng

nơi nữ giám thị trẻ ngồi hôm trước. Bà đi đôi tất cũ kỹ bằng vải bông xám,
đôi giày đen cũ kỹ, với mái tóc già nua cũ kỹ ép sát vào đầu dưới chiếc mũ
thuộc địa, với cái túi cũ kỹ và to tướng mà các con bà xưa nay vẫn thấy mẹ
mang. Vẫn để tang ông bố suốt mười ba năm nay - dải băng đen trên chiếc
mũ trắng.

Một quý bà già nua, cũng là người Pháp, tiếp bà mẹ. Đó là bà hiệu

trưởng trường Lyautey. Họ biết nhau. Cả hai đều tới Đông Dương vào đầu
thời kỳ lập trường học cho trẻ em bản xứ, năm 1905, cùng các đoàn giáo
viên đầu tiên đến từ chính quốc. Bà mẹ nói về con gái mình, “Đó là một
đứa trẻ xưa nay luôn tự do, không thế thì ở đâu nó cũng bỏ đi. Chính tôi,
mẹ nó, tôi cũng không làm gì chống lại chuyện đó được… Nếu tôi muốn
giữ nó, tôi phải để cho nó tự do”.

Bỗng nhiên họ xưng hô thân mật với nhau, họ nhận ra nhau. Họ đến từ

miền Bắc, từ Pas-de-Calais. Bà mẹ nói về đời mình.

“Có lẽ bạn không biết đâu nhưng con bé nhà mình học giỏi ở trường

trung học trong khi vẫn tự do như vậy. Chuyện xảy đến với thằng con
trưởng của mình hết sức khủng khiếp, hết sức nghiêm trọng, chắc hẳn bạn
biết chuyện, ở đây cái gì cũng được biết cả… việc học hành của con bé, đó
là hy vọng duy nhất còn lại với mình.”

Bà hiệu trưởng đã nghe nói đến cô bé ở các cuộc họp của giáo viên

trường trung học Chasseloup-Laubat.

Bà mẹ đã kể về cái chết của ông bố, những tác hại của bệnh lỵ do amip,

tai họa của những gia đình không có người cha, những sai lầm của mình,
nỗi hoang mang sâu sắc, sự cô đơn của mình.

Bà hiệu trưởng đã khóc cùng bà mẹ. Bà đã để cho cô bé ở tại ký túc xá

như cô có thể ở một khách sạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.