NGƯỜI TỈNH NÓI CHUYỆN MỘNG DU - Trang 111

Tôi sinh năm 1955. Đấy chính là thời kỳ hoàng kim đầu tiên của đất

nước Trung Quốc mới. Theo lời người già kể lại, lúc ấy vẫn còn có cái để
nhét cho no bụng, nhưng cảnh đẹp chẳng tồn tại lâu dài, rất nhanh sau đó là
thời kỳ “đại nhảy vọt”. “Đại nhảy vọt” vừa bắt đầu thì đã đói. Sự kiện đầu
tiên in vào trong trí óc non dại của tôi thời ấy là theo mẹ đến ăn cơm ở nhà ăn
công cộng. Ôm đĩa cầm bát trên tay, mấy chục người nông dân đứng sắp
hàng ngay ngắn để chờ nhận được một bát cháo gạo ít rau nhiều, rất hiếm khi
chúng tôi được ăn cơm. Tôi còn nhớ một thằng bé bên cạnh nhà tôi khi nhìn
thấy trong bát của mình chỉ có cháo đã vất bát cháo xuống đất, cháo bò lênh
láng, còn mẹ nó vừa đánh con vừa ôm mặt khóc. Thằng bé gào lên thảm
thiết: Mẹ ơi! Đừng đánh con nữa, con ăn ngay đây! Nó nín khóc, bò trên đất
rồi đưa lưỡi ra liếm sạch những hạt cháo nằm trên đất, vừa liếm vừa nói: Mẹ
ơi, ăn đi, liếm đi! Liếm được một tí thì có lãi một tí đấy! Mẹ nó đứng lặng rồi
nghe lời nó, quỳ xuống đất học cách liếm của con. Những người có mặt lúc
ấy đều khen thằng bé thông minh và ai cũng dự đoán tiền đồ của thằng bé
này không hề tầm thường. Quả nhiên nhãn quan của mọi người như thần,
thằng bé năm ấy lúc này là người giàu có nhất quê tôi. Nó dựa vào việc nuôi
các loài côn trùng như bò cạp, như sâu đậu… và bán với giá rất cao cho các
khách sạn và các chiêu đãi sở của các cấp chính quyền mà làm giàu. Nó đã
nhìn ra được rằng, miệng của các ông quan lớn và những người có tiền ngày
càng nhỏ, khẩu vị của các vị cũng càng ngày càng quái dị, họ từ chối cá lớn
thịt to, họ như những con chim nhỏ chỉ thích thú với những loại thức ăn nhỏ
bé, càng kỳ dị gớm ghiếc càng thích. Đúng đôi mắt của thằng này nhìn chỗ
nào cũng thấy tiền thấy vàng, nó còn bảo nó đang chuẩn bị dạy cho quý ông
quý bà có tiền có quyền một món ăn độc đáo là sâu chuông chuyên ăn trái
bông!

Sau khi những chiếc bếp ăn công cộng sụp đổ, những ngày đen tối nhất

đã đến. Lúc ấy, không chỉ không có cơm để ăn, ngay cả nồi để nấu cơm cũng
không có nốt. Rất nhiều gia đình dùng nồi đất để nấu rau. Nhà tôi vẫn còn đỡ
hơn, bởi trong thời kỳ tất cả sắt thép đều dành cho công cuộc “đại luyện
kim”, tôi đã trộm được một chiếc mũ sắt của lính Nhật Bản vất lại trong một
đống phế liệu với mục đích là để chơi, chơi chán rồi thì vất vào trong xó nhà.
Mẹ tôi đã dùng chiếc mũ sắt này làm nồi. Nồi đất không chịu nổi lửa, do vậy
mấy ngày thì vỡ ngay trên bếp làm tro bụi bay lên mù mịt và tất nhiên là lửa
tắt ngấm, tình cảnh thảm hết chỗ nói. Cái “nồi” của nhà tôi được đúc bằng sắt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.