NGƯỜI TỈNH NÓI CHUYỆN MỘNG DU - Trang 116

Có lẽ đó là một ngày tết âm lịch năm 1961, chính quyền phân phối cho

mỗi gia đình nửa cân bánh đậu để ăn tết. Không khí ở nơi nhận quà phân phối
hoan hỉ đến tột cùng. Có người dùng áo để gói bánh, vừa chạy về nhà vừa
đưa bánh lên miệng cắn cắn nhai nhai. Hàng xóm của tôi - ông Tôn người
chưa về đến nhà mà nửa cân bánh đậu đã hết veo, vừa bước chân vào nhà thì
đã bị vợ và con cái vây lấy, vừa khóc vừa chửi. Khóc thì cứ khóc, chửi thì cứ
chửi nhưng bánh thì đã hết, chỉ còn nước mổ bụng ông Tôn ra mà lấy thôi,
cho thấy tình yêu thương trong lúc nhân quần đang đói phải chiết khấu đi
phần lớn. Ông Tôn nằm trên đất, sắc mặt xám như tro tàn, nước mắt lưng
tròng, một tiếng kêu cũng không hề có, chịu đựng những cú đá cú đánh của
vợ con, ngay trong đêm ấy không từ biệt mà chết. Ông ta ăn bánh đậu quá
nhiều nên khát nước, uống hết một thùng nước, bánh đậu nở ra, bụng trương
phềnh lên mà chết. Thời ấy, dạ dày của chúng tôi mỏng như tờ giấy, chỉ cần
nong to lên một tí là bục ngay. Ông Tôn chết nhưng vợ con ông ta chẳng sa
một giọt nước mắt. Rất nhiều năm sau nhắc lại chuyện này, bà Tôn vẫn
nghiến răng ken két, chửi lão già chết tiệt chỉ biết hưởng phúc một mình,
không thèm để ý đến nhân tình, chết không đáng tiếc! Lần phát bánh đậu này
đã hại chết mười bảy người trong thôn, những bài học về chuyện này là vô
cùng sâu sắc cho những người còn sống như chúng tôi. Về sau, tôi làm việc
trong trại chăn nuôi của đại đội sản xuất chuyên cho trâu ăn, khi ăn lén những
bánh đậu dành cho trâu tôi luôn luôn tự chế ngự cái tính thèm ăn của mình vì
cái gương của ông Tôn và mười mấy người nữa vẫn còn nhãn tiền.

Trong những năm ấy, mẹ tôi thường kể cho anh em tôi nghe về một

giấc mơ của bà. Mẹ kể rằng trong mơ khi đứng trước phần mộ của ông ngoại,
mẹ đã trông thấy ông ngoại. Ông ngoại bảo, ông chưa chết, ông chỉ đang tạm
trú trong phần mộ mà thôi. Mẹ hỏi ông ngoại ăn gì, ông bảo: Ăn áo bông, sợi
bông trong áo bông. Nuốt vào rồi lại lôi ra thành từng xâu, rửa sạch rồi lại ăn
tiếp, lại lôi ra, rửa sạch… Kể xong, mẹ có vẻ nghi ngờ hỏi chúng tôi: Có lẽ
nào bông lại có thể ăn được?

Vượt qua những năm đầu tiên của thập niên sáu mươi, những năm tiếp

theo vẫn cứ khổ, nhưng so ra đã đỡ hơn rất nhiều. Trong những tháng năm
của Cách mạng văn hóa, trong thôn thường tổ chức những cuộc vận động
“nhớ về những ngày khổ ải để cảm thụ những ngày sung sướng”, mỗi khi
nhớ về những ngày khổ ải, không ai bảo ai mà mọi người đều nhớ về năm
1960. Chỉ cần nhắc đến năm ấy, cán bộ lãnh đạo đã nhảy dựng lên trên ghế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.