NGƯỜI TỈNH NÓI CHUYỆN MỘNG DU - Trang 197

Chuyện đọc thuở ấu thơ

T

huở ấu thơ, quả thật là tôi rất mê đọc sách. Thời ấy không hề có phim,

cũng chẳng có tivi, ngay cả một chiếc máy thu thanh cũng không có. Mỗi
năm, trước và sau Tết, những người trong thôn mới tổ chức diễn kịch, thường
thì những vở kịch thời ấy đều xoay quanh việc tố khổ như “Huyết hải thâm
cừu”, “Tam thế cừu”… Trong hoàn cảnh văn hóa ấy, xem các loại “nhàn
thư”, tức sách giải trí, sách tiêu khiển trở thành lạc thú lớn nhất đối với tôi.
Sức khỏe của tôi vốn rất kém, gan lại nhỏ, không dám cùng với cánh trẻ con
trong xóm chơi những trò trèo cây lội sông nên chỉ biết chúi đầu vào những
“nhàn thư”. Bố tôi rất phản đối chuyện tôi đọc “nhàn thư”, đại khái cũng là
do ông sợ tôi trúng phải những chất kịch độc ẩn tàng trong những cuốn sách
ấy mà biến thành kẻ xấu, nhưng điều ông lo sợ hơn là tôi quá ham đọc sách
mà sinh ra trễ nải chuyện chăn dê cắt cỏ. Do vậy mà mỗi khi muốn đọc sách,
tôi phải lén lén lút lút chẳng khác nào những người hoạt động cách mạng bí
mật ngày xưa. Sau đó, khi giáo viên chủ nhiệm đến nhà thăm, có khuyên bố
mẹ tôi rằng nên để cho tôi được tự do và một thời gian hợp lý để tôi đọc sách,
mọi chuyện mới sáng sủa lên đôi chút, nhưng cách thức đọc “nhàn thư” của
tôi vẫn cứ không được thoải mái như chuyện tôi đọc sách giáo khoa và mang
sọt cỏ trên lưng. Dưới mắt bố mẹ, chuyện tôi dắt trâu lùa dê đi chăn thả còn
thuận mắt hơn chuyện tôi đọc “nhàn thư” nhiều. Nhưng con người là một
động vật kỳ lạ, không cho nó đọc cái gì, làm cái gì thì nó lại càng đâm ra
nghiện cái ấy; chuyện hái trộm quả của nhà người ăn thấy ngon hơn quả của
nhà mình có lẽ cũng thuộc về đạo lý này.

Cuốn “nhàn thư” mà tôi đọc một cách lén lút đầu tiên - trong đó có rất

nhiều tranh ảnh đẹp - chính là “Phong thần diễn nghĩa”. Cuốn sách này là đồ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.