“Đồng tâm” của Tư Mã Thiên biểu hiện trong văn chương, “đồng tâm” của
Hạng Vũ biểu hiện trong chiến tranh.
Dương Hùng đời Hán là người phát hiện ra Tư Mã Thiên “hiếu kỳ”
sớm nhất. Tô Triệt đời Tống cũng nói: “Thái sử công đi khắp thiên hạ, du lãm
tứ hải danh sơn, giao du với những kẻ hào kiệt ở vùng Yên Triệu, do vậy mà
văn của ông thông suốt, có khí vị thần kỳ”.
“Hiếu kỳ” chính là hạt nhân tinh thần lãng mạn của Tư Mã Thiên.
Khoảng 20 tuổi, Tư Mã Thiên đã “phía Nam đến vùng Giang, Hoài; lên
Hội Kê khảo sát mộ vua Vũ; qua Cửu Nghi, du lãm Hoàn, Tương; phía Bắc
đến tận Vấn Thủy, Tứ Châu, đến đất Nghiệp, kinh đô hai đời Tề Lỗ; xem di
phong Khổng Tử; đến đất Trâu, Dịch; bị khổn ở đất Phàn, Tiết, Bành Thành;
qua Lương Sở rồi quay về”. Tinh thần “hiếu kỳ” dẫn dắt ông du lãm sơn lâm,
truy tìm nguồn cội để làm cho tầm nhìn của mình rộng mở, tăng thêm kinh
nghiệm thực tiễn. Tất cả những điều ấy làm cho văn của ông dồi dào sinh lực,
kỳ lạ siêu nhiên, biến hóa khôn lường.
Điểm “hiếu kỳ” đặc biệt nhất là cái kỳ bên trong con người. Cái kỳ bên
trong con người cũng gọi là cái tài, tức kỳ tài.
Dưới ngòi bút của ông, những nhân vật thành công trong cuộc đời đều
có những chỗ “kỳ”, đều có những hành vi kỳ quái vượt qua bình thường. Mà
tất cả những kỳ nhân kỳ tài dưới ngòi bút của Tư Mã Thiên đều là những “gà
trống độc hành”, là “ngựa trời giữa mây”. Cái kỳ của Hạng Vũ là đọc sách
không thành, học kiếm không thông, đọc binh pháp không hiểu, cuối cùng là
không học mà có thuật riêng, kỳ ở chỗ là ông chiến đấu một cách tự nhiên
thiên thành. Cái kỳ của Hàn Tín là lấy cái tâm hùng vĩ để khuất phục chịu
nhục, sau khi thành đại tướng thì sử dụng kỳ mưu kỳ kế; kỳ ở chỗ chịu chết
một cách mơ mơ hồ hồ; kỳ ở chỗ là người giết Hàn Tín cũng chính là người
tiến cử Hàn Tín. Đó chính là “thành cũng do Tiêu Hà, bại cũng do Tiêu Hà”.
Cái kỳ của Lý Quảng chính là sức khỏe hơn người, xạ tiễn xuyên qua cả đá