NGƯỜI TỈNH NÓI CHUYỆN MỘNG DU - Trang 219

cứng, thân lập kỳ công mà lại chịu kỳ oan… Kỳ không kể hết được. Cho nên
mới nói, một bộ “Sử ký” chính là nơi Thái sử công thi triển cái “kỳ học”,
chuyển tải cái “kỳ khí”, gửi gắm cái “kỳ oan”, thể hiện cuộc đời của một “kỳ
nhân”, để lại cho thiên thu vạn cổ một “kỳ thư”.

Thưởng thức cái kỳ tài, thích nghe kỳ nhân kỳ sự chính là sự biểu hiện

cái bản tính “hiếu kỳ” rất tự nhiên của nhân loại. Trong thời đại đạo đức hiện
nay, người ta thụ lập nên không biết bao nhiêu là bia, dựng nên không biết
bao nhiêu là tường… mục đích cuối cùng là rất đơn giản: phòng ngừa mọi
người “hiếu kỳ”. Cho nên, đứng ở một ý nghĩa nào đó mà nói, bất kỳ xã hội
nào cũng đều là xiềng xích đối với bản tính hiếu kỳ tự nhiên của con người.
Đương nhiên chuyện đó không thể nào khác hơn được.

Chỉ có “hiếu kỳ”, con người mới có những tư tưởng diệu kỳ, mới có

thể có những cái mới. Có những cái mới về tư tưởng mới có thể có những
sáng tạo mới trong nghệ thuật. Từ một ý nghĩa nào đó mà nói, sự sáng tạo cái
mới trong nghệ thuật chính là những tiến bộ của đời sống xã hội.

Những người “hiếu kỳ” thường không được người ta ưa thích, mặc dù

người ta luôn “hiếu kỳ”.

“Hiếu kỳ” và bảo thủ vốn là một cặp mâu thuẫn.

Kẻ “hiếu kỳ” luôn luôn gặp phải những kết cục kỳ dị.

Cả một đời “hiếu kỳ”, Kim Thánh Thán đã vì “hiếu kỳ” mà gặp đại họa,

khi sắp bị hành hình, nói: “Chặt đầu đau lắm, tịch biên gia sản thảm lắm,
nhưng Thánh Thán này lại không tự nguyện mà lại được. Đại kỳ!”.

Thì ra “hiếu kỳ” cũng có cái giá của nó!

Đối với một tiểu thuyết gia, “hiếu kỳ” còn quan trọng hơn chuyện học

tập nhiều. Học tập chỉ là một trong những biểu hiện của “hiếu kỳ”.

Nếu không có người kỳ việc kỳ, thế giới này chẳng khác một vũng

nước ao tù.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.