đã đạt đến trình độ “thoạt nhìn hình như không có gì cả”. Đây là hình tượng
một chiến sĩ chân chính: rèn luyện đã đến mức thượng thừa nên linh khí và
tinh khí đã lặn vào bên trong. Trên con người ông ta tìm không ra một biểu
hiện nào của “quyết tâm”, “dũng khí” thô thiển như Mi Gian Xích, như ông
ta từng nói: “Trong linh hồn của ta có rất nhiều người đã từng bị ta sát hại, ta
đã từng căm ghét chính ta”.
Một người từng căm ghét mình như vậy đương nhiên sẽ không bao giờ
đem quyết tâm và dũng khí treo trên miệng như một đứa trẻ. Ông ta chỉ theo
đuổi cách thức hành động. Những trò quỷ thuật kỳ dị trong truyện chính là sự
miêu tả một cách sinh động nghệ thuật báo thù của ông ta.
Tất cả những bạo chúa đều ưa thích sự chém giết. Biết được điều đó,
người áo đen đã dùng cái đầu của Mi Gian Xích để dẫn dụ bạo chúa, ông ta
đã đúng. Cái đầu của kẻ rất thích xem đầu người chính là một tình tiết tối
quan trọng trong quy trình báo thù, một tình tiết rất có ý nghĩa.
Tôi đọc truyện này trong sách trích giảng ngữ văn trung học khi mười
mấy tuổi, mười mấy năm sau vẫn không thể quên truyện ngắn này đã kích
động tinh thần mình như thế nào. Cho dù lúc ấy, không thể nói là tôi đã hiểu
truyện ngắn này một cách đầy đủ, nhưng có thể nói, tôi cũng đã cảm thụ được
nội hàm thâm sâu cũng như những hình tượng tượng trưng phong phú và mị
lực trong nghệ thuật viết của nó.
Những chiếc đầu lâu rời khỏi thân thể lại vẫn có thể ca hát vang trời,
vẫn tiếp tục đấu chọi với kẻ thù, đúng là một cách miêu tả đầy mị lực. Ai
cũng hiểu là trong chuyện này có nhiều yếu tố tượng trưng nhưng nào có ai
giải thích một cách thấu đáo. Đầu lâu tượng trưng cho cái gì? Thanh kiếm
màu xanh tượng trưng cho cái gì, hiệp sĩ áo đen tượng trưng cho ai? Tất cả là
đầu lâu mà không phải đầu lâu, là kiếm mà cũng không phải là kiếm, là
người nhưng cũng không phải là người. Đây là một dạng tinh thần đen đến
độ phát sáng, cũng giống như nhân vật Grigori trông thấy một vầng thái