NGƯỜI TỈNH NÓI CHUYỆN MỘNG DU - Trang 224

Xét ở nhiều góc độ, những phấn đấu, đau khổ, thành công, thất bại

trong cuộc đời của một con người cũng chỉ là mây bay ngang mắt. Người áo
đen anh hùng, Lỗ Tấn trong chừng mực nhất định nào đó cũng là anh hùng.
Chỉ có như vậy mới xem chuyện sống chết như là lông hồng, nhìn những đổi
thay lớn lao của cuộc đời mà không hề nhíu mày nháy mắt.

“Đúc kiếm” sỡ dĩ gây được những xúc động cho người, mấu chốt là ở

chỗ nó có một khoảng cách khá xa với hiện thực. Tiểu thuyết không nhất
thiết phải giúp người nông dân giải quyết vấn đề ăn mặc, càng không thể giải
quyết được chuyện thất nghiệp của công nhân. Điều mà tiểu thuyết muốn nói
chính là một thứ tinh thần siêu việt cái bình thường, đương nhiên đó cũng chỉ
là loại tiểu thuyết theo sự ưa thích của cá nhân tôi.

Những truyện khác trong “Chuyện cũ viết lại” còn thể hiện nhiều điều

khác ở Lỗ Tấn. Tiên sinh thường đem những điều oán hận thay hình đổi dạng
đưa vào truyện của mình. Như trong truyện “Lý thủy”, những trang viết về
Cố Hiệt Cương theo tôi có thể xem là “bại bút”. Nhưng bất luận là thế nào,
“Chuyện cũ viết lại” vẫn xứng đáng là một bộ “kỳ thư”. Cuốn sách này có lẽ
đã mang dáng dấp của những trào lưu tiểu thuyết hiện đại, ngay cả những
trang bị tôi xem là “bại bút” cũng được người đương đại ca tụng hết lời. Ranh
giới giữa sáng láng và tối tăm chỉ là một tờ giấy mỏng.

Đến hôm nay tôi vẫn còn nghĩ rằng, “Đúc kiếm” là tác phẩm hay nhất

của Lỗ Tấn, cũng là tác phẩm hay nhất trên văn đàn Trung Quốc.

Tháng 6 - 1990

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.