NGƯỜI TỈNH NÓI CHUYỆN MỘNG DU - Trang 225

Bàn về Faulkner

N

ăm nay là đúng 100 năm ngày sinh của Faulkner, tôi nghĩ là nên viết

vài dòng để kỷ niệm ông.

Mười mấy năm trước tôi mua được cuốn “Âm thanh và cuồng nộ”, từ

đó tôi bắt đầu làm quen với ông lão người Mỹ hay ngậm tẩu thuốc này.

Trước tiên là tôi đọc lời giới thiệu cuốn sách dài đến hai vạn chữ của

dịch giả Lý Văn Tuấn tiên sinh. Đọc xong bài viết này, tôi nghĩ đọc hay
không đọc “Âm thanh và cuồng nộ” không còn là chuyện quan trọng nữa.
Trong lời giới thiệu, Lý tiên sinh nói, Faulkner viết không mỏi mệt về mảnh
đất quê hương to bằng con tem thư, cuối cùng cũng sáng tạo nên một khoảng
đất trời riêng cho mình. Ngay lập tức tôi đã nhận được một sự động viên cổ
vũ vô cùng to lớn, chỉ hận một điều là không thể nhanh chóng sáng tạo ra
được một khoảng đất trời cho riêng mình.

Vì lòng tôn trọng đối với Faulkner, tôi chậm rãi lật những trang sách

“Âm thanh và cuồng nộ”. Đọc đến hai dòng cuối của trang bốn: “Tôi đã
không còn cảm thấy cái lạnh của cánh cổng bằng sắt nữa, nhưng tôi vẫn còn
có thể nghe thấy mùi vị lạnh lẽo đến lóa mắt”. Tôi gấp sách lại, hình như ông
già Faulkner đang ôm lấy vai tôi và nói: Được rồi, anh bạn, không cần phải
đọc nữa.

Ngay lập tức tôi đã nhận ra rằng mình phải giương cao ngọn cờ “huyện

Đông Bắc Cao Mật”, đem tất cả những đất đai, sông ngòi, cây cỏ, hoa màu,
hoa lá, chim muông, côn trùng, cá mú, trai điên nữ cuồng, thổ phỉ lưu manh,
điêu dân dâm phụ, anh hùng hảo hán… trên mảnh đất ấy vào trong tiểu
thuyết của mình, khai sinh ra một nước cộng hòa trong văn học. Đương nhiên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.