sống vật chất và tinh thần đầy đủ…, Mishima Yukio dễ dàng rơi vào một
cuộc sống bình thường dung dị. Ông đã có tất cả, đã công thành danh toại,
gia đình viên mãn. Những mặc cảm tự ti ẩn tàng trong con người ông đã
được trị liệu thông qua cuộc sống gia đình êm ấm, phù hợp với đạo đức
truyền thống và ngọn lửa hỏa thiêu Kim các tự. Mishima Yukio cũng không
còn “mê đắm cơ thể của những công nhân vệ sinh” để tự khinh mình và
khinh người nữa. Nhưng Mishima Yukio quyết tâm không sa đà vào cuộc
sống bình bình thường thường, những ham mê văn học không hề có điểm
dừng, cũng giống như đàn ông mê gái đẹp là không bao giờ có điểm dừng.
Khi một nhà văn hoàn thành tác phẩm tiêu biểu của mình, hình thành nên cái
gọi là “phong cách” riêng, muốn đột phá là vô cùng khó khăn. Những nhà
văn chưa được gọi là có phong cách thì vẫn có thể thay đổi đề tài và không
ngừng cho ra đời những sáng tác mới, còn những nhà văn đã có phong cách
đại khái chỉ có thể dựa vào một sự thay đổi lớn trong quan niệm để thay đổi
diện mạo tác phẩm của mình. Do vậy có thể nói, khi một nhà văn hô vang
khẩu hiệu, lấy những phát biểu như thế này, những tuyên ngôn như thế kia để
thay thế cho sáng tác cũng chính là lúc sức sáng tạo của anh ta đã suy thoái
hoặc chí ít là đã có những biểu hiện của nguy cơ suy thoái. Một nhà văn nếu
quả thật có cho ra đời một quan niệm sáng tác mới thì tiền đồ sáng tác của
anh ta nhất định sẽ rất huy hoàng. Nhưng để một nhà văn đã từng có một tác
phẩm đỉnh cao phải thay da đổi thịt quả thật là không dễ dàng gì, tất nhiên
trong đó có cả tài năng kỳ lạ Mishima Yukio. Ông chỉ có thể giương cao ngọn
cờ võ sĩ đạo - đương nhiên đã thông qua cải biến - để đấu tranh với chính
mình. Ông nhận thức một cách rõ ràng nguy cơ ẩn tàng sau cái gọi là công
thành danh toại, ông không chừa một phương sách nào để giãy giụa để thoát
ra khỏi vũng lầy ấy, nhưng để làm ra những giá trị mới quả là phải trả một cái
giá vô cùng nặng nề. Cái giá thứ nhất là từ đó, tác phẩm của Mishima Yukio
vốn là một thứ văn học thuần chân cao quý đã biến thành một thứ văn học sặc
mùi chính trị; cái giá thứ hai là những tư duy lý tính đã giết chết năng lực tư