5. Cố hương là huyết địa
T
rong phần 3 của bài viết này, tôi đã từng cường điệu một cách đặc
biệt: Quê hương của nhà văn không chỉ là nơi bố mẹ anh ta sinh sống, mà là
nơi anh ta đã từng trải qua thời kỳ niên thiếu. Mảnh đất ấy có máu của mẹ khi
sinh ra anh, mảnh đất ấy đã lấp vùi thân xác của tổ tiên anh, mảnh đất ấy
chính là “máu” của anh. Mấy năm trước khi tiếp một phóng viên đến phỏng
vấn, tôi đã phát biểu một vài lời không hợp thời về vấn đề “những nhà văn trí
thức trẻ” viết về đề tài nông thôn, đại khái ý tứ của tôi như thế này, nhà văn
trí thức về nông thôn hầu hết đều là những người trẻ tuổi, phương thức tư duy
đã định hình, cho nên dù họ có tận mắt chứng kiến những gì ngu xuẩn nhất,
lạc hậu nhất; trải nghiệm cuộc sống vật chất vô cùng gian khó cũng như đời
sống lao động khổ ải ở đó nhưng họ chẳng bao giờ lý giải nổi những kiểu tư
duy của người nông dân. Những lời này của tôi đã gặp phải những phản ứng
rất dữ dội. Những tác giả trẻ viết về đề tài nông thôn như Trịnh Nghĩa, Lý
Nhuệ, Sử Thiết Sinh… cực lực lên án quan điểm của tôi. Ba nhà văn tôi vừa
kể trên đều là những người tài mà tôi rất kính trọng, họ có nhiều tác phẩm
kiệt xuất viết về nông thôn, nhưng suy cho cùng họ đều là những thanh niên
trí thức viết về nông thôn nên vẫn ít nhiều bộc lộ thái độ bàng quan. Rất khó
nói ra được những khiếm khuyết trong những tác phẩm này (xin khẳng định
là những khuyết điểm này không hề ảnh hưởng đến giá trị nghệ thuật của tác
phẩm), nguyên nhân cơ bản là những vùng đất ấy không có dấu chân thời
niên thiếu của họ, không có thứ tình cảm “huyết nhục tương liên” với chúng.
Cho nên, “nhà văn trí thức trẻ” đều có thể sáng tác bằng cả hai tay, một tay
viết về nông thôn, một tay viết về thành thị; những sáng tác về thành thị của
họ lại có tình cảm hơn, có cảm xúc hơn và đều là những tác phẩm để đời.
Chẳng hạn cuốn “Địa Đàn của tôi” của Sử Thiết Sinh. Cuốn “Eo biển thanh
bình xa xôi của tôi” cũng của Sử Thiết Sinh cũng rất xuất sắc nhưng nếu so