phẩm của tôi đầy ắp những cảm giác thời niên thiếu và sự nghiệp viết văn của
tôi được bắt đầu từ ngày đi học đầu tiên - lớp học đều trần truồng như nhau.
6. Cố hương là những trải nghiệm
N
hà văn tài hoa mệnh bạc người Mỹ Thomas Wolfe đã từng khẳng
định: “Mọi tác phẩm nghiêm túc suy cho cùng tất nhiên đều mang tính chất
tự truyện, vả lại ai đó muốn sáng tạo một cái gì đó có giá trị chân thực, anh ta
phải sử dụng những chất liệu đã trải nghiệm từ trong cuộc sống của chính
mình” (Bài giảng về “Câu chuyện về một bộ tiểu thuyết”). Lời của Wolfe tuy
có phần tuyệt đối hóa, nhưng rõ ràng có cái lý riêng của ông. Bất cứ một nhà
văn nào - nhà văn chân chính - đều cũng phải lợi dụng những trải nghiệm tự
thân để tổ chức cốt truyện, mà những trải nghiệm trong đời sống tình cảm là
quan trọng hơn rất nhiều nếu so với những trải nghiệm về thể xác. Trong khi
sử dụng những trải nghiệm tự thân, nhà văn lúc nào cũng đem mình giấu đi,
lúc nào cũng thay hình đổi dạng cho chúng nhưng những nhà phê bình sáng
suốt thường chộp được “chiếc đuôi hồ ly” ấy một cách dễ dàng.
Trong kiệt tác “Hãy nhìn về quê hương, hỡi thiên thần” của mình, gần
như Wolfe bê nguyên xi quê hương của ông vào trong tác phẩm, sau khi cuốn
tiểu thuyết ra mắt, những người thân thích ở quê ông đã phẫn nộ vô cùng
khiến ông không dám về quê đến mấy năm. Chuyện của Wolfe chỉ là một
trong muôn vàn ví dụ có tính cực đoan, còn việc sử dụng những tài liệu có
liên quan đến trải nghiệm ở quê hương mà đụng chạm đến pháp luật thì cũng
không phải là không có.
Khái niệm “trải nghiệm” đại khái là chỉ một cá nhân nào đó trong một
khoảng thời gian nhất định, trong một hoàn cảnh nhất định trải qua một việc
nào đó, làm một việc nào đó, đồng thời có quan hệ thế này hay thế khác với
một số người nào đó. Nói chung, các nhà văn thường vận dụng những trải