được “Sông khô”, đương nhiên tôi cũng không thể viết nổi truyện vừa khiến
tôi thành danh - “Củ cà rốt trong suốt”.
“Củ cà rốt trong suốt” được tôi viết trước “Sông khô”. Truyện này nhờ
viết theo “điểm nhìn trẻ thơ” thuần túy mà được giới phê bình đánh giá cao,
đem lại vinh dự cho tôi. Nhưng tất cả những gì trong ấy là do tôi vô ý viết ra,
khi chấp bút tôi chẳng hề ý thức là mình đang đứng ở điểm nhìn nào, chỉ nghĩ
đến việc tôi đã sống qua sáu mươi ngày đêm trong lò rèn mà viết. Những ý
tưởng thần kỳ, những cảm giác cổ quái trong cuốn sách này vốn sản sinh
trong thời gian trải nghiệm này. Tâm linh dị dạng tất nhiên sẽ làm cho cuộc
sống bị méo mó, do vậy trong cuốn sách này, củ cà rốt trở nên trong suốt,
chiếc tàu lửa là một con quái vật nằm phủ phục, những sợi tóc rơi xuống đất
gây nên tiếng động, khăn choàng của cô gái có những đốm lửa cháy rực…
Đưa những ví dụ trải nghiệm về quê hương vào trong tiểu thuyết ở đâu
cũng có: Kawabata với “Xứ tuyết”, Faulkner với “Con gấu”, Lawrence với
“Mẹ và tình nhân”… Trong những tác phẩm này, hình bóng của tác giả luôn
luôn thấp thoáng ở đâu đó.
Một nhà văn khó thoát khỏi ám ảnh của những trải nghiệm, trong đó
khó nhất là những trải nghiệm về quê hương. Có lúc, cho dù có những trải
nghiệm tuy không phải về quê hương nhưng chúng cũng dễ dàng hóa thân
thành trải nghiệm về quê hương.
7. Phong cảnh cố hương
M
iêu tả phong cảnh - hoàn cảnh địa lý, tự nhiên phong quang, thuần
phong mỹ tục, ẩm thực, nhà cửa… và những điều đại loại như vậy là một bộ
phận rất quan trọng trong tiểu thuyết hiện đại. Ngay cả trong tiểu thuyết “Sơn
dược đản” của Triệu Thụ Lý - ông tổ của việc kế thừa cách viết tiểu thuyết
truyền thống cũng có rất nhiều đoạn miêu tả phong cảnh. Khi anh đang cấu tứ