bộ dạng chân đất của đoàn người này, anh ấy cũng có thể làm diễn viên. Tôi
bảo anh có thể sắm vai quần chúng hoặc anh lính Ất lính Giáp cũng được.
Tôi sẽ giới thiệu một tí về loại bánh biện - tức bánh cuốn của quê
hương tôi: Bột mì trắng nhào cho nhuyễn rồi dùng một vật tròn (như chai
rượu) cán ra thật mỏng, bỏ vào chảo rán chín, sau đó dùng trứng gà luộc chín
làm nhân, cho một ít muối, hành rồi cuốn lại thành những cuốn riêng là có
thể ăn được. Đây là loại lương thực chủ yếu của những tay thổ phỉ trong xã
hội cũ, muốn ăn được nó cần phải có đôi hàm răng thật chắc khỏe, hơi khó
tiêu gây cảm giác no lâu. Anh em trong đoàn rất tự nhiên như người trong
làng, cứ ngồi bệt xuống sàn nhà mà ăn bánh cuốn. Khương Văn ăn nhiều
nhất, lại còn bê cả tô canh ớt cay xè lên húp soàn soạt. “Bà nội” Củng Lợi ăn
mà chẳng có vẻ hào hứng gì, cô ấy nói hai đầu của bánh cuốn không có trứng
nên không ngon. Ngày ấy Củng Lợi mặc một chiếc quần vải thô buộc ống lại
bằng một sợi dây, mang dép lê. Mẹ tôi than thở: Một cô gái đẹp như vậy tại
sao lại hóa trang chẳng thành bộ dạng gì cả thế này, các người chỉ là một lũ
trứng rùa!
Củng Lợi muốn mang về cho Đậu Quan một ít bánh cuốn. Khi cô ấy
đang cuốn bánh thì Khương Văn đứng dậy đi vào nhà trong, quýnh quáng thế
nào mà đá phải phích nước sôi. Chỉ nghe một tiếng “bụp”, phích nước vỡ tan,
mảnh thủy tinh bắn đến tận chỗ Củng Lợi đang ngồi cuốn bánh và rơi vào
chiếc bánh cô ấy đang cuốn trong tay. Khương Văn không bị bỏng là may
nhưng trông anh ấy có vẻ khó xử, tôi nói: Đây là điềm lành, chắc chắn là bộ
phim của chúng ta sẽ là một tiếng bom nổ giòn giã trong đời sống điện ảnh
tương lai!
Chiếc bánh trên tay Củng Lợi không thể dùng được bởi tôi sợ mảnh
thủy tinh sẽ chui vào bụng của Đậu Quan - “bố tôi”. Tôi chợt nghĩ đến nhân
vật thuộc giai cấp phản cách mạng Tiền Thủ Duy đã lén lút trộn mảnh thủy
tinh vào trong bánh bao để cho Phương Hải Trân ăn vào bụng suýt nguy đến
tính mạng trong vở kịch cách mạng “Hải cảng” - Sau này cuốn bánh này đã