NGƯỜI TỈNH NÓI CHUYỆN MỘNG DU - Trang 290

tôi ngờ là chúng đang chia sẻ nỗi buồn trong tâm hồn tôi. Tôi cho rằng cao
lương đang giao lưu với tôi, không bằng ngôn ngữ thông thường mà bằng
ngôn ngữ của tâm hồn. Tôi cảm nhận được những cái vuốt ve vô cùng mềm
mại của những cành lá cao lương lên linh hồn tôi. Đứng trên bờ đê, tôi chỉ
muốn khóc, nhưng tiếng khóc không thể nào bật ra được - Đúng lúc ấy, chính
là lúc chiều tà, khi ánh mặt trời đỏ như lửa ôm trùm lấy thảm cao lương xanh,
khiến cho nó thêm vẻ thần thánh và tráng lệ thì Trương Nghệ Mưu cùng với
những cộng sự đang loay hoay tìm cảnh quay trên một mảnh cao lương ở
Tôn Gia Khẩu. Tôi nghĩ, mai này nếu trong phim tôi có thể tìm thấy được
cảm giác như tôi đã có được trên chính mảnh đất này, thì đó là một thành
công đáng nể của Trương Nghệ Mưu. Vì chính anh ấy đã không làm tôi thất
vọng.

Lúc nào tôi cũng nghĩ, cao lương trong truyện của tôi là một linh hồn

bất khuất, tôi hy vọng phim của Trương Nghệ Mưu sẽ có được những hình
tượng cao lương tượng trưng, có linh hồn và có sinh mệnh khiến cho mệnh
vận của “ông tôi”, “bà tôi” cùng với chúng quyện chặt lại với nhau. Điều này
về cơ bản Trương Nghệ Mưu đã thành công. Nhà quay phim Cố Trưởng Vệ
đã cống hiến một cách xuất sắc trong những thành công của Trương Nghệ
Mưu, đồng thời Cố Trưởng Vệ cũng đã nhân đó mà mang lại vinh quang cho
mình - nhất định sẽ là như vậy.

Có mấy cảnh khiến người ta không thể quên được trong phim:

1. Chiếc kiệu chòng chành

Trong rất nhiều bộ phim, cảnh khiêng kiệu xuất hiện khá nhiều, khá

phổ biến nhưng để quay được cảnh khiêng kiệu đầy ý vị và nhiều sắc thái
tình cảm như trong phim “Cao lương đỏ” thì không nhiều lắm. Con đường
gập ghềnh, bụi vàng mù mịt, tiếng kèn đồng thê lương, những điệu nhảy điên
cuồng… suy cho cùng có ý nghĩa gì? Đoạn này rất dài nhưng người xem

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.