NGƯỜI TỈNH NÓI CHUYỆN MỘNG DU - Trang 50

biển, nào là ngọn kia xứng hiệu Tây Thi… Tôi nhìn theo ngón tay họ mà phản
đối thầm. Núi cuối cùng vẫn cứ là núi, gọi tên cho nó chỉ có ý nghĩa phù hiệu,
vì một cái tên mà cố nặn ra một chuyện truyền kỳ để gán cho nó chính là một
sự miệt thị đối với tự nhiên.

Càng đi càng lạc vào cõi thâm u. Tán cây từ hai bên vách núi trùm

xuống. Trong rậm rạp những là cây, tôi chỉ nhận ra mỗi một loại cây tùng,
còn lại toàn là những loài cây chưa hề thấy qua. Những cây tùng đáng thương
như đang chăm chú nhìn tôi, còn những loài cây tôi không quen biết thì đang
nhắm mắt dưỡng thần, hình như đang biểu thị một thái độ “khinh miệt lớn
lao” đối với tôi. Tôi đang bị thái độ khinh miệt ấy làm cho cong gập người,
tiếng thở cũng trở nên hổn hển. Thi thoảng tiếng ve lại nổi râm ran trên cây -
thực ra thì tôi không chắc đó là tiếng ve. Cô gái vóc người nhỏ thó mang giá
vẽ trên lưng khẳng định đó là tiếng ve - Tiếng ve kêu cũng như tiếng ếch nhái
kêu ở bờ ao phương Bắc, ướt át mượt mà, có độ vang rất lớn. Nếu đó là tiếng
ve - tôi nghĩ - nó cũng là một loại thanh âm trầm hùng ngạo nghễ. Núi sông
Hồ Nam trầm hùng ngạo nghễ tất nhiên cũng sẽ sản sinh một loại tiếng ve
mang chất trầm hùng ngạo nghễ. Loại ve có tiếng kêu như ếch nhái phương
Bắc này có thể ăn cả bọ ngựa - tôi nghĩ. Tôi lại nghĩ, loài bọ ngựa ở đây lẽ
nào lại không trầm hùng ngạo nghễ sao? Chúng có thể dùng càng cắt phăng
đầu chim sẻ đấy chứ! Còn chim sẻ ở đây thì sao? Giả sử có loại chim sẻ…
Thật không dám tưởng tượng nữa, nhưng nếu không có một dạng thiên nhiên
thô ráp như đồ sành sứ giản đơn thấm đẫm máu huyết bao thế hệ, thì làm gì
có một nền văn hóa Sở huy hoàng tráng lệ đến thế. Hàn Thiếu Công, một nhà
văn Hồ Nam trong sách “Gốc rễ của văn học”, trong khi khảo sát hướng di
chuyển của văn hóa Sở, vị này đã nghe một nhà thơ nói rằng văn hóa Sở đã di
chuyển lên phía Tây sông Tương. Tôi thiết nghĩ, nếu Tương Tây không phải
là một vùng “bế quan tỏa cảng”, nếu Tương Tây lầu cao gác tía mọc lên như
nấm rừng, đường ngang ngõ dọc chằng chịt, nông dân nhà nhà có xe hơi, có
dương cầm, đại phổ cập văn hóa, đời sống kinh tế nâng cao… văn hóa Sở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.