cũng liên quan đến một vụ thanh trừng chỉ vài tháng trước Ngày Giải
phóng.
Tôi ghi nhanh hơn. Rõ ràng Hans Herlofsen có một quá khứ bi thảm hơn
thái độ vui vẻ giả tạo hiện nay của ông ta.
- Vụ này có liên quan gì đến tình hình Ngày Giải phóng không?
Wendelboe lắc đầu một cách dứt khoát.
- Hoàn toàn không. Vụ đó tách rời hoàn toàn, và còn thê thảm hơn mọi
thứ chúng tôi đã trải qua hồi chiến tranh nhiều.
Căn phòng lặng ngắt trong giây lát. Rồi sau đó là một tiếng nức nở lớn,
tôi nhận thấy ắt phải là bà Wendelboe. Chồng bà nhìn bà vài cái thật lâu rồi
nói tiếp khi bà đã nín.
- Trong những năm 1944 và 1945, nhóm chúng tôi có ba người lãnh đạo:
Magdalon Schelderup, Ole Kristian Wiig và tôi. Ole Kristian Wiig là người
trẻ nhất, nhưng cũng là người say mê lý tưởng nhất và giỏi nhất. Trong
chiến tranh, chúng tôi thường trò chuyện và nhất trí rằng sau này cuộc đời
sẽ chẳng còn gì thú vị nếu chỉ mình cậu ta sống sót. Tôi càng tin sâu sắc
hơn vào việc hồi tưởng quá khứ. Không như Magdalon và tôi, Ole Kristian
có lý lịch tham gia Liên đoàn thanh niên Đảng Lao động và đúng là lớp
thanh niên mới được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng trong những năm
ngay sau chiến tranh.
Lúc này tôi nhận thấy bà Wendelboe lại bắt đầu khóc. Bà khóc thầm
nhưng mỗi lúc một mãnh liệt hơn. Những giọt nước mắt chảy ròng ròng
không ngừng. Bị quấy rầy, chính chồng bà một lần nữa phải kể với tôi lý
do.
- Ole Kristian Wiig là em trai của vợ tôi. Vì thế chúng tôi biết nhau quá
rõ từ trước chiến tranh.
Tôi chuyển cái nhìn chăm chú sang bà Wendelboe, bà vẫn ngồi im lìm
như tượng trên sofa. Chuyển động duy nhất trên mặt bà là những giọt lệ
tiếp tục lăn không ngừng xuống má.
Tôi lẩm bẩm chia buồn và hỏi họ còn anh chị em ruột nào không, ngay
lập tức tôi lấy làm tiếc đã hỏi câu đó. Mắt bà Wendelboe cháy rực lên. Sự
bình tĩnh giữa đau buồn, tiếc thương của bà gây ấn tượng sâu sắc. Bà vẫn