XII. Dịch lí qua chữ số
Ta biết toàn bộ chữ số nằm trong phạm vi từ 1 tới 10. Nếu chữ viết đã được
xây dựng trên nguyên tắc Nòng
口 Nọc 一 = Âm Dương thì nhất định chữ
số cũng không ngoài í tưởng này. Từ nhận định như vậy, tôi đề nghị cách
hiểu về việc biểu í trong tự dạng chữ số như sau:
Số 1
一 = Bất Dịch = Thái cực.
Số 2
二 = Giản Dịch – Biến Dịch - Nhị nghi.
Số 3
三 Bắt đầu hình thành Quẻ. Từ Âm Dương người xưa đã làm nên
Dịch lí.
Số 4
四 = Bốn phương. Bốn gạch bao quanh, bên trong có gạch dài, gạch
ngắn = Dương Âm = Càn Khôn (nam tả nữ hữu).
Số 5
五 = Trung ương. Ba gạch nối nhau bằng gạch đứng Thiên - Nhân -
Địa. Tuy nhiên gạch giữa được gạch xuống để nhấn mạnh là giữa. Ở đây là
giữa 1, 2, 3, 4 và 6, 7, 8, 9. Số Dịch lí là số trung ương.
Số 6
六, 7七, 8八, 9九?
Số 10
十 = Hai trục tung hoành, biểu tượng cho Hà đồ hay vũ trụ.
Thông thường ta cho 1 là lẻ = dương, 2 chẵn = Âm. Tuy nhiên ở đây căn
cứ vào tự dạng của con chữ ta có thể nghĩ rằng ngoài các yếu tố trên, người
xưa đã gởi vào đó trật tự của thế giới Dịch lí. Vì nếu chỉ đơn thuần là chẵn lẻ
thì vai trò 1 cũng như 3, 7, 9 - 2 cũng như 4, 6, 8, như thế thì phí quá. Ta biết
rằng chữ Vuông là chữ biểu ý, chữ số cũng không ngoài khái niệm này.
XIII. Vài bức tranh liên quan
Trong tinh thần duy trì, bảo tồn và phát triển Dịch lí, ta thấy qua tranh dân
gian, thuyết âm dương được thể hiện một cách mạnh mẽ, không phải chỉ có
bức “Lão Oa giảng đọc” được sáng tác trong tinh thần của Dịch lí mà rất
nhiều những bức tranh khác cũng mang triết lí này. Bức “Lão Oa giảng đọc”
đặc biệt hơn là vì thông điệp của nó có liên quan tới cái cốt lõi văn hóa của
người Lạc Việt mà thôi, đó là chữ Viết. Còn lại thì mỗi bức tranh đều là một