NGƯỜI VIỆT - CHỦ NHÂN CỦA KINH DỊCH VÀ CHỮ VUÔNG - Trang 90

thông điệp, vì ngày xưa mỗi lần làm là mỗi lần dụng công thì đâu lẽ chỉ làm
chơi. Có thể nói thông điệp mà người xưa gởi lại trong những vật thể hay
câu chuyện là một tiếng kêu trầm thống của một dân tộc bị tước đi cái văn
hóa rực rỡ kì vĩ của mình, điều đáng nói là tất cả những tiếng vọng đau
thương ấy lại xuất hiện dưới những ngôn ngữ trào phúng như tiên đoán rằng
sẽ có một ngày hy vọng của họ sẽ nở hoa. Ta thấy điều này không những đã
xảy ra với bức tranh “Thầy đồ Cóc” mà còn trong các bức tranh khác như
“Ếch múa lân” hay “Một phiên tòa”. Bên cạnh đó, những bức tranh còn cho
ta biết người Việt xưa đã chấp nhận thực tế của mình, khi thấy việc lên tiếng
về bản quyền Dịch lí qua câu chuyện “Cóc kiện Trê” là vô vọng, họ đã xoay
sang tìm cách khéo léo ngoại giao, cống nạp cho kẻ mạnh trong khi vẫn âm
thầm phát huy văn hóa của mình. Đó là những gì được kể qua bức tranh
“Đám cưới chuột”.

Xin có vài nhận xét tóm tắt về ba bức tranh này, nhằm củng cố thêm niềm

tin rằng cha ông chúng ta đã vận dụng tài tình như thế nào để ghi lại cái cốt
lõi văn hóa của mình trên tranh dân gian mà kẻ mạnh kia khó bề tiêu hủy.

Bức “Cóc kiện Trê”: Trong vô vọng, Cóc đã lên tiếng kiện tên cướp con

mình, nhưng biết làm sao được khi môi trường sống của Nòng Nọc cũng
chính là nơi Trê hoạt động. Trong tranh ta thấy Cóc cô độc giữa một bầy tôm
cá, những kẻ cùng hội cùng thuyền với Trê thì làm sao mà Cóc thắng nổi,
cho dù ngay trên bức tranh đã có câu tuyên bố chắc như đinh đóng cột của
Cóc: “Giỏ ai quai nấy rành rành, giương vây thích ngạnh tranh hành chẳng
xong”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.