NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 176

83

VĂN HÓA UỐNG

N

ước ta nhiệt đới, không có thói quen ăn khô có thể dùng tay mà bốc,

thường phải có món canh. Nhưng ngoài bữa ăn thường có canh thì hầu như
từ xa xưa, chuyện uống cũng không hề bị xem nhẹ.

Mâm cỗ cổ truyền, có thể nào không có chai rượu, chí ít là một cút, một

nậm, một cóc (tức một phần tư lít). Các văn nhân thi sĩ thường có "bầu
rượu túi thơ", để nhâm nhi, để bốc lên thi hứng, để giải khuây, để khỏi khô
cổ...

Những bữa tiệc hiện đại từ khách sạn sang trọng đến một quán cóc chỉ có

bữa cơm xoàng, hình như món uống, mà cụ thể là rượu, hiện đại là bia,
không thể thiếu.

Rượu, theo các nhà khoa học là có hại, nhưng có ăn không thể thiếu

uống. Không thể tưởng tượng được mâm cỗ hay bữa tiệc lại không có rượu,
nó sẽ thành bữa cơm dưới bếp của mấy bà mấy chị ăn cho xong sau khi đã
hoàn thành bữa cỗ ở nhà trên, chỉ mấy bà mấy chị cùng lũ trẻ con, cứ gắp,
cứ và, cứ húp.

Đến mâm cơm cúng cũng "Vô tửu bất thành lễ". Tuỳ tửu lượng mà thực

khách sẽ vào mâm như thế nào. Từ tốn, nghiêm trang, khề khà, lấy câu
chuyện làm chính hay cố nốc, cố ực mặt đỏ bừng, lao đảo chuệch choạng,
say xỉn ngã xuống vỉa hè, cúc trên cài khuyết dưới, khăn sổ tung, nói lè
nhè...

Không ai khen anh chàng say rượu. Ở trong nhà thì vợ con đành chịu

đựng, nhưng nơi công cộng thì nhân cách sẽ được hay sẽ bị đánh giá rất
công bằng, cụ thể... vì thế mà uống rượu cũng phải là một nét văn hoá,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.