NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 180

84

DỌN CƠM

N

hà ai thông thường cũng mỗi ngày vài lần "dọn cơm". Đó là một công

việc nhẹ nhàng nhất trong khâu nội trợ, ai cũng có thể làm được. ít khi ông,
bố hay mấy người con trai trong nhà làm việc này. Ngay từ thuở nhỏ, Cô
Tư đã thấy và chỉ thấy bà, rồi mẹ, chị lớn và sau đó là chính Cô Tư được
nhắc nhở: Dọn cơm đi chị Cả, dọn cơm đi Tư ơi...

Nhẩm tính nhà có mấy người để lấy cho đủ bát, đũa. Thường phải lấy

thừa ra một hoặc hai, chiếc bát để ông hay bố húp canh, nước rau luộc, vì
ông bảo chan không ngon bằng húp một húp sau vài miếng, mà không
muốn húp vào cái thìa, cái muôi chung, sợ có người không thích thế, mà
thành thói quen, húp canh vào một bát riêng là hợp lý nhất, đẹp nhất, lịch
sự, vệ sinh nhất.

Phải có muôi to, thìa nhỏ. Bát nước chấm đặt giữa lòng mâm. Đĩa rau

sống lồng khồng không được quá đầy, sẽ bị rơi xuống cạnh, mất vệ sinh.
Đũa để cả nắm, chỉ khi bắt đầu vào bữa mới so từng đôi, để đều ra các cạnh
mâm như tia mặt trời toả sáng. Bát đĩa đựng món ăn, tuỳ theo món mà có
cỡ to hay nhỏ, cho tiện, cho khỏi cồng kềnh, choán chỗ. Ví dụ cá kho, cá
rán đĩa nhỏ, rau luộc đĩa to. Bát to để đựng canh, bát nhỏ đựng dưa góp.
Tuỳ theo hôm ấy có món gì mà phải lấy cho đủ gia vị ngay từ lúc dọn cơm:
Mấy lát ớt, chút hạt tiêu, nửa quả chanh tươi, chút dấm, nay có bột gia vị,
cũng cần lấy vào dự phòng có ai đó cần ăn mặn cho hợp khẩu vị. Tóm lại là
dọn cơm phải tính đến sở thích từng người trong gia đình, phải đầy đủ để
khi ngồi vào ăn cơm, không phải đứng lên ra chạn, ra bếp lấy thêm thứ này,
chút nọ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.