Một nhóm người khác thì theo ý kiến của Fearenside, đồng ý với quan
điểm người khách lạ là người có đốm hay vằn, một số còn thêm vào ông ta
là người lai nhưng có sửa đổi đôi chút. Một số nhỏ lý thuyết gia còn so sánh
người lạ với những thiên tài. Nhưng một quan điểm khác lại cho rằng khách
lạ chẳng qua là một người mắc bệnh tâm thần.
Giữa những phe nhóm chính trên đây còn có những người lưng chừng,
và những kẻ a dua. Người dân quê ở đây vẫn còn ít nhiều mê tín dị đoan
nên trong làng còn xì xào về những hiện tượng yêu quái.
Cho dù người ta có nghĩ thế nào về người khách lạ đi nữa, thì phần
đông dân chúng ở Iping đều cùng một quan điểm là không thích người
khách lạ. Tính khí dễ nổi giận và những hành động quá mức của ông ta
thỉnh thoảng làm cho họ ngạc nhiên. Những bước chân vội vã của ông ta
lướt qua những góc đường vắng buổi tối cuốn hút dữ dội tính hiếu kỳ của
dân chúng. Khi ông ta xuống làng, mọi người đều lánh sang bên đường. Và
khi ông ta đi qua rồi, những anh chàng trẻ tuổi thích hài hước liền bẻ cổ áo
lên, kéo vành nón cụp xuống và bước đi bắt chước dáng vẻ huyền bí của
ông ta.
Vào thời gian đó, người ta đã sáng tác một bài vè rất phổ biến gọi là bài
vè “Ông ba bị”. Bài vè này đã được cô Statchell trình bày trong buổi hòa
nhac của nhà trường. Từ đó về sau hễ mỗi khi dân làng tụ tập với nhau, và
khi thấy người lạ xuất hiện, là giữa họ lại vang lên tiếng huýt sáo theo nhịp
điệu của bài vè. Ngay cả những đứa trẻ còn rất nhỏ cũng réo gọi “Ông ba
bị” sau lưng ông ta rồi bỏ chạy.
Ông Cuss là một bác sĩ đa khoa nhưng bị giày vò khốn khổ vì tính hiếu
kỳ nổi lên. Câu chuyện băng bó có liên quan đến bệnh nghề nghiệp của ông.
Và khi nghe người ta nói đến chuyện một ngàn lẻ một chai lọ làm ông ghen
tỵ. Suốt cả tháng tư sang tháng năm, ông nôn nóng chờ dịp thuận tiện để nói
chuyện với người khách lạ. Cuối cùng, không chịu nổi nữa, ông bèn mượn
cớ đi lập bảng danh sách quyên góp xây dựng nhà trẻ trong làng để bước