tạo ra một giống bồ câu mới không khác gì giống chim của chúng ta hiện
nay. Nhưng nếu nhũng con chim bồ câu núi cũng bị tiêu diệt, và chúng ta
hoàn toàn có thể tin là những cá thể bố mẹ thường sẽ bị tiêu diệt và thế chỗ
bởi con cháu của chúng ở nhũng thế hệ sau, chủng ta vẫn có thể tạo ra được
một loài bồ câu đuôi quạt giống hệt với loài chim bồ câu hiện đang tồn tại
từ một loài chim bồ câu bất kì, hoặc ngay cả từ loài chim bồ câu đã được
thuần hóa, bởi tất cả những con chim bồ câu đuôi quạt mới được tạo ra
chắc chắn sẽ được thừa kế từ tổ tiên của chúng một số đặc tính khác biệt
nhỏ.
Nhiều nhóm loài, hợp lại thành các chi và họ, cũng tuân theo những quy
luật chung trong sự biến mất và xuất hiện như tùng loài riêng lẻ, thay đổi
nhanh hoặc chậm, và ở mức độ mạnh yếu khác nhau. Một nhóm sẽ không
xuất hiện lại một khi nó đã biến mất, nếu không thì sự tồn tại của nó, trong
tuổi thọ của nó, là liên tục. Tuy tôi biết nhũng ngoại lệ của quy luật này có
tồn tại song lại quá ít, ít đến nỗi một số người như E. Forbes, Pictet, và
Woodward (những người không đồng tình với quan điểm của tôi), cũng
phải công nhận sự thật đó, và giả thuyết của tôi cũng rất bám sát những quy
luật đó. Do tất cả những loài trong một nhóm có cùng một tổ tiên là một
loài nào đó, rõ ràng bất cứ một loài nào trong nhóm xuất hiện liên tiếp cùng
với thời gian, thì những cá thể thuộc loài đó cũng đã tồn tại một khoảng
thời gian dài tương tự để có thể sản sinh ra những cá thể mới và biến dị
hoặc những cá thể cũ và không biến đổi. Các loài thuộc chi động vật hình
lưỡi chắc chắn đã phải tồn tại liên tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ cấu
trúc Silua thấp nhất cho đến ngày nay.
Chúng ta đã thấy trong chương trước, đôi khi các loài trong một chi dường
như có vẻ xuất hiện một cách rất đột ngột. Tôi đã cố đưa ra một số giải
thích cho điều này, nhưng nếu đó là sự thật thì quan điểm của tôi chắc chắn
sẽ bị bác bỏ hoàn toàn. Song, những trường hợp như vậy là cực kì hiếm,
với quy luật chung là sự tăng dần về số lượng, cho đến khi nhóm đã đạt con
số cực đại, và rồi, sớm hay muộn, số lượng này dần dần giảm. Nếu số loài