ta không biết tới, một khi chúng ta đã từng biết là trong các qui định cưỡng
chế của người bệnh tâm thần nào đó có tước đi những bảo đảm và những sự
tự trừng phạt đối với những cám dỗ mạnh mẽ, thì chúng ta sẽ đi đến câu nói
được đưa ra trên kia: ở đâu có cấm đoán, thì ở sau lưng nó phải có một
thèm khát, và nó sẽ tái hiện với một nhận định mới. Chúng ta sẽ chấp nhận
rằng, việc thủ tiêu thèm muốn ấy là có thực trong vô thức, và rằng cấm kị,
cũng như cấm đoán có tính đạo đức, xét về mặt tâm lí học, không phải là
quá rộng, mà hơn thế, nó được làm sáng tỏ và hoàn thiện thông qua cơ chế
mâu thuẫn nội tại chống lại sự cám dỗ giết người.
Một đặc tính trội hẳn lên của mối tương quan tự mâu thuẫn, tức là
dòng thác thèm khát tích cực mang tính vô thức, đã đưa lại một tia sáng rọi
vào những liên quan và những khả năng giải thuyết tiếp theo. Các quá trình
tâm lí trong vô thức không khi nào đồng nhất với những cái quen thuộc với
đời sống tinh thần có ý thức của chúng ta, mà chúng lại tận hưởng những tự
do có giá trị ở chừng mực nào đó vừa mới đây đã bị tước đoạt đi. Một cám
dỗ vô thức không nhất thiết phải xuất hiện ở nơi mà chúng ta tìm ra biểu
hiện của chúng; nó hoàn toàn có thể xuất hiện ở một nơi khác vốn đã từng
gắn liền với những con người và quan hệ khác, và có thể đạt tới đó được
thông qua cơ chế của sự chuyển di ở nơi mà nó hiện ra trước chúng ta. Nhờ
vào tính bất khả xâm phạm và bất biến của các quá trình vô thức từ những
thời đại rất xưa mà nó hình thành, nó có thể được cứu thoát chuyển sang
các thời đại và quan hệ muộn hơn, trong đó các biểu hiện của nó phải tỏ ra
lạ lùng. Tất cả những điều này chỉ là những hàm chỉ, nhưng một sự suy
luận thận trọng có thể cho thấy chúng trở nên quan trọng như thế nào cho
nhận thức sự phát triển văn hoá.
Để kết thúc những luận giải trên chúng tôi muốn sẽ không bỏ qua
một lưu ý chuẩn bị cho những nghiên cứu sau này. Trong khi chúng tôi
cũng muốn bám trụ ở tính cân đối hệ thống về cấm đoán cấm kị và cấm
đoán đạo đức, thì chúng tôi lại không muốn phủ nhận rằng phải tồn tại một
dị biệt giữa hai cái đó. Một sự thay đổi trong tương quan của mâu thuẫn nội