giọng điệu lại nằm ở chỗ sự khước từ đó phải được kêu gọi cho một cái gì
không thể khác được, ở chỗ nó chính là nó như đã biết. Điều này thể hiện
còn rõ ràng hơn trong ý thức có lỗi, ở cảm nhận phán đoán bên trong của
các dữ kiện tương tự mà thông qua chúng, chúng ta hoàn thành các xúc
cảm ham muốn. Một sự giải thích ở đây là thừa; bất kì ai có một tri thức
đều phải cảm nhận thấy (verspueren) tính hợp lí của phán đoán, cáo trạng
về hành vi đã hoàn thành. Hành vi của người man rợ chống lạii cấm kị biểu
thị chính đặc tính đó; cấm kị là một qui ước tri thức (Giwissensgebot) xúc
phạm đên nó làm nảy sinh cảm giác tội lỗi đáng sợ, cái đương nhiên cũng
không được biết đến giống như cội nguồn của nó.
Vậy là tri thức có thể cũng xuất hiện trên mảnh đất của một mâu
thuẫn tình cảm nội tại bắt nguồn từ các mối tương liên nhân bản hoàn toàn
xác định trong đó chứa đựng cái mâu thuẫn nội tại đó, và trong những điều
kiện được tạo ra dành cho cấm kị và chứng tâm thần cưỡng bức, những
điều kiện trong đó, một cách vô thức, nó là một khâu của đối kháng và
thông qua nó một khâu chủ đạo khác bị áp chế. Điều khẳng định này còn
nhiều hơn cả những cái mà chúng ta đã học được từ phân tích chứng tâm
thần. Thứ nhất là, trong đặc tính của người bệnh tâm thần thì đầu mối của
tính tri thức hổ thẹn nổi trội lên với tính cách một hỗn hợp các phản ứng
chống lại ham muốn ẩn náu trong vô thức và trong sự tăng lên của chứng
bệnh thì các cấp độ cao nhất của ý thức tội lỗi được phát triển bởi chúng.
Người ta trong thực tế có thể cân nhắc sự đột phá, khi chúng ta không thể
giải thích được cội nguồn của ý thức tội lỗi ở những người bệnh tâm thần,
vì thế chúng tôi hầu như không có ý định tìm kiếm điều đó. Giải pháp cho
nhiệm vụ ấy giờ đây có được ở cá nhân người bệnh tâm thần; đối với các
dân tộc, chúng tôi cũng trông cậy vào một giải pháp tương tự.
Thứ hai là, chúng ta buộc phải thừa nhận rằng, ý thức tội lỗi đa
phần mang bản chất của sự sợ hãi; nó có thể được miêu tả như “nỗi sợ tri
thức” mà không cần do dự. Nỗi sợ nói lên cái nguồn gốc vô thức; chúng tôi
rút ra được từ trong tâm lí học thần kinh rằng, một khi những chấn động
ham muốn đặt bên dưới sự đè nén, thì dục tính chuyển hoá thành nỗi sợ. Về