Đối lập với điều đó, chúng tôi suy ra một cách không khó nhọc gì từ
trong lập luận của mình rằng, từ cấm kị ngay từ đầu đã có hai nghĩa đã nói,
rằng nó nhằm định danh một mâu thuẫn nội tâm nhất định và tất cả những
cái gì sinh sôi từ trên mảnh đất của mâu thuẫn nội tâm đó. Cấm kị (Tabu) là
một từ tự mâu thuẫn, và chúng tôi còn nghĩ rằng, người ta đã chỉ có thể
phỏng đoán từ trong ý nghĩa đã được xác định của từ này một cái gì được
diễn đạt như là kết quả nghiên cứu khá lâu dài, rằng cấm đoán điều cấm kị
phải được hiểu như là kết quả của một mâu thuẫn tình cảm bên trong. Việc
nghiên cứu các ngôn ngữ như thế, những cái tự chứa đựng bên trong chúng
những đối kháng, ở một ý nghĩa nào đó - ngay cả khi không hoàn toàn như
vậy - chúng tự mâu thuẫn như trường hợp từ cấm kị. Những biến đổi âm
thanh ít ỏi của từ thái cổ sau đó đã góp phần tạo nên cho cặp đối kháng
thống nhất với nhau ở đây một hình thức ngôn ngữ chuyên biệt.
Từ cấm kị đã có một số phận khác; do tầm quan trọng mai một dần
đi của mâu thuẫn nội tâm mà nó biểu thị, dẫn đến chỗ các từ ngữ phái sinh
theo nó lần lượt biến mất khỏi vốn từ ngữ. Tôi hy vọng rằng, có cả một sự
biến đổi lịch sử có thể lí giải được che lấp sau số phận của khái niệm đó,
rằng từ này thoạt kì thuỷ là hoàn toàn nhằm chỉ những quan hệ nhân văn
nhất định, ở chúng từng có một mâu thuẫn nội tại to lớn về tình cảm, và từ
đó được mở rộng sang những quan hệ loại suy khác.
Nếu chúng tôi không nhầm thì hiểu biết về cấm kị cũng rọi một tia
sáng vào bản chất và sự hình thành của tri thức. Người ta không thể nào
không đề cập đến khái niệm về một tri thức cấm kị và về một ý thức lỗi
cấm kho khi nói đến sự vi phạm cấm kị. Tri thức cấm kị chắc là hình thức
cổ xưa nhất trong đó đem đến cho chúng ta hiện tượng của tri thức.
Vậy thì "tri thức" là gì? Căn cứ theo bằng chứng ngôn ngữ thì nó
thuộc về cái gì đó mà người ta biết rõ nhất; trong một số ngôn ngữ nào đó
tên gọi của nó khó mà quyết định được bởi ngôn ngữ của ý thức.
Tri thức là nhận thức bên trong của sự khước từ những xúc cảm
mong muốn (Wunschregung) nào đó tồn tại bên trong chúng ta; nhưng