nguyên thuỷ cảm nhận như là một sự nhục mạ (Schimpf) hay là nhạo báng
(Spott) nữa. Ngoài ra, Lang không hề đề cập đến các trường hợp riêng biệt
ở các giai đoạn sau trong lịch sử, trong đó các tên gọi được gán từ bên
ngoài, vốn ám chỉ một sự nhạo báng đã được các bộ tộc chấp nhận và tự
nguyện duy trì chúng (như Geusen, Whigs và Tories). Quan điểm cho sự
hình thành tên gọi đã bị lãng quên trong quá trình lịch sử đã kết hợp
phương diện thứ hai này của lí thuyết Lang với phương diện thứ nhất đã
được trình bày trên kia.
b) Các lí thuyết xã hội học
S. Reinach, người đã từng đào sâu nghiên cứu một cách thành công
các tàn dư của hệ thống totem giáo trong cúng bái và tập quán ở những giai
đoạn lịch sử muộn hơn, nhưng lúc đầu xem thường khởi điểm của nguồn
gốc con vật tổ, đã tỏ ra thiếu cân nhắc. Đối với ông, totem giáo xem ra
không có gì khác hơn là "une hypertrophie de l’instinct social".
Công trình mới đây của E. Durkheim cũng thể hiện quán xuyến một
quan điểm tương tự: Les formes élémentaires de la vie religieuse. Le
sysưème totèmique en Australie, 1912. Vật tổ là đại diện có thể quan sát
được của tôn giáo xã hội của các dân tộc đó. Nó bao trùm toàn bộ cộng
đồng là đối tượng sùng bái thực sự.
Một số tác giả khác tìm một cách giải thích gần gặn hơn về sự tham
gia của động lực xã hội vào sự hình thành các thiết chế totem giáo. Vậy nên
A. c. Haddon đã cho rằng mỗi một dòng họ vốn ra đời từ một loài động vật
hay thực vật đặc biệt, có lẽ hành động của họ đã khởi phát bằng thứ thức ăn
đó và đưa họ đến sự giao lưu với các dòng họ khác. Một điều không thể
thiếu được là dòng họ dưới cái tên loài vật tương ứng có vai trò quan trọng
đó phải được thông báo cho các dòng họ khác biết. Đồng thời cần phải
nâng cao một lòng tin đặc biệt ở dòng họ đó đối với con vật kia cũng như
hình thành một cung cách quan tâm đặc biệt đối với nó, nhưng mối quan
tâm ấy không phải hình thành bởi một động cơ tâm lí nào khác hơn là cái
đói - một nhu cầu căn bản nhất, thiết yếu nhất trong các nhu cầu nhân bản.