Những sự phản đối chống lại quan điểm tối ưu của tất cả các lí
thuyết totem giáo chứng tỏ rằng đã không hề tìm thấy một trạng thái nào
kiểu như thế về dinh dưỡng ở người nguyên thuỷ và chắc có lẽ nó đã chưa
từng tồn tại. Hơn thế nữa, sẽ không thể nào cắt nghĩa được là mối tương
quan về như tôn giáo đó với vật tổ, mối tương quan vốn đã đạt đến đỉnh
điểm trong hàm lượng tuyệt đối của chế độ dinh dưỡng ưu tiên, đã có thể
phát triển như thế nào trong một chế độ dinh dưỡng duy nhất như thế.
Lí thuyết đầu tiên trong ba lí thuyết mà Frazer đã nói về sự xuất
hiện của của totem giáo là một lí thuyết tâm lí học; nó sẽ được trình bày
trong một chỗ khác.
Lí thuyết thứ hai của Frazer phải nói tới hình thành do ấn tượng từ
các tác phẩm đầy giá trị của hai nhà nghiên cứu về dân bản xứ miền trung
Australia.
Spencer và Gillen miêu tả một loạt thiết chế, tập quán và cảm quan
căn bản ở một nhóm dòng họ gọi là bộ tộc Arunta (Aruntanation), và tiếp
sau sự nhìn nhận của họ, Frazer đã cho rằng các đặc điểm đó nên chẳng cần
phải được nhìn nhận như là những động lực của một trạng thái điển hình và
chúng có thể có sức thuyết phục về ý nghĩa đầu tiên và thực chất của totem
giáo.
Những đặc tính đó ở bộ tộc người Arunta (một bộ phận của dân tộc
Arunta) bao gồm:
1. Họ được phân chia thành các chi vật tổ (Totemclans), nhưng vật
tổ không được thừa kế, mà là được các ca nhân định đoạt (theo một cách
thức sẽ được đề cập đến sau).
2. Các chi vật tổ không theo ngoại hôn, những hạn định về kết hôn
được xác lập thông qua một sự sắp xếp hết sức chi tiết thành các lớp kết
hôn không dính dáng gì đến vật tổ.
3. Chức năng của các chi vật tổ thể hiện ở sự tổ chức nghi lễ nhằm
làm sinh sôi thêm đối tượng làm cái ăn theo một cung cách ma thuật siêu
đẳng (exquisit), nghi lễ đó gọi là Intichiuma.