1968, những người Mác-xít châu Âu đã tiến hành một cuộc hội thảo lớn
mang tên Chủ nghĩa Mác và phân tâm học do tạp chí Phê bình mới
(Nouvelle Critique) ở Pháp tổ chức. Tham gia cuộc hội thảo có nhiều nhà
nghiên cứu Mác-xít đồng thời là nhà phân tâm học, như Bernard Muldworf.
Người ta nói nhiều đến giá trị nhận thức của phân tâm học nói chung và các
tác phẩm của Freud nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần ngày nay.
Có ý kiến nhận định đa số người Mác-xít Pháp cho rằng phê bình phân tâm
học dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác có thể làm xuất lộ những hạt nhân chân lí
khoa hoc của lí thuyết Freud về vô thức. Nếu ta so sánh các luận điểm của
Freud với các luận điểm của chủ nghĩa Mác về nguồn gốc của ý thức và của
tôn giáo, chúng ta sẽ phát hiện ra hàng loạt sự tương đồng, ít nhất là về
hình thức.
Về nguồn gốc của ý thức, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đánh giá
vai trò quyết định của lao động-sản xuất, tức là của hành động, như Engels
viết: "Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống của con
người, hơn nữa là đến một mức mà trên một ý nghĩa nà đó, chúng ta phải
nói: lao động đã tạo ra chính bản thân con người", thì trong tác phẩm của
Freud, chúng ta đọc thấy luận đề của ông: "Người nguyên thủy không biết
xấu hổ, ý nghĩ được chuyển ngay thành hành động, hành động đến lượt nó
cũng là sự thay thế cho ý nghĩ, và về vấn đề đó tôi nghĩ rằng [...]: Khởi đầu
chính là hành động”. Không thể xác định được đó có phải là nhận thức mà
ông tiếp thu được từ chủ nghĩa Marx hay không, vì tư tưởng duy vật lịch sử
"khởi đầu chính là hành động" đối với ý thức con người không phải chỉ đến
Marx và Engels mới được phát hiện ra, mà nó đã được nhà khai sáng vĩ đại
của dân tộc Đức J.W.Goethe láy đi láy lại nhiều lần như một tư tưởng chủ
đạo của ông từ trước đó nửa thế kỉ: “Im Anfang war die Tat" (Khởi đầu là
hành động), "Die Tat ít alles, nichts der Ruhm” (Hành động là tất cả, chứ
không phải là vinh quang). Cũng có thể cho rằng đó là hệ luận khách quan
rút ra từ quá trình làm việc độc lập của các ông theo phương pháp duy vật
biện chứng và lịch sử. Một ví dụ tương tự có thể tìm thấy nơi tác phẩm
nhân học Ancient Society (1877) của nhà nhân học người Mĩ L. H. Morgan