mà phương pháp duy vật lịch sử của nó được Engels xác nhận: “(…)
Morgan đã phát hiện lại, theo cách của ông, quan điểm duy vật lịch sử mà
Mác đã phát hiện ra cách đây bốn mươi năm, và tuân theo quan điểm đó
khi so sánh thời đại dã man với thời đại văn minh thì trên những điểm chủ
yếu ông cũng đã đi đến những kết quả giống như Mác".
Về cội nguồn của cấm kị, trong Tương lai của ảo tưởng (Zukunft
der- Illusion) Freud đã nói rất rõ ràng và đề cập đến văn hóa riêng theo một
quan điểm có phần cực đoan bởi ông quá nhấn mạnh vai trò chủ đạo của
giai cấp thống trị là thiểu số trong lịch sử: "Người ta có được ấn tượng
rằng, văn hóa là cái gì đó được thiết lập bởi một thiểu số mà đa số chống
lại, được hiểu là thuộc sở hữu của công cụ quyền lực và cưỡng bức." Tuy
nhiên, chúng ta thấy rằng quan điểm đó vẫn phù hợp với chủ nghĩa duy vật
Mác-xít: trong xã hội có giai cấp, thì ý thức xã hội, trong đó có văn hoá và
pháp luật (cấm kị là hình thái đầu tiên của pháp luật) là ý thức của giai cấp
thống trị. Hơn nữa, lịch sử loài người cho đến khi hình thành chủ nghĩa xã
hội, chỉ là lịch sử thống trị của các giai cấp thống trị là số ít trong xã hội.
Vật tổ và cấm kị là lí thuyết về một văn hóa như thế và chìa khóa cho nó là
quan điểm của Freud về cấm kị cùng lịch sử của nó: "Chúng ta dựng lại
lịch sử của cấm kị [...] theo khuôn mẫu cấm đoán cưỡng bức. Cấm kị là
nhũng cấm đoán cổ sơ mà một thế hệ những người nguyên thủy đã bị bọn
người đơn phương áp đặt, có nghĩa là họ bị một thế hệ xưa hơn cưỡng chế
gay gắt bằng bạo lực. Những cấm đoán đó gặp được những hành vi tán
thưởng của đa số. Chúng được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, có lẽ
ngẫu nhiên thành truyền thống thông qua uy tín của cha mẹ và xã hội. [...]
Thế nhưng trong sự duy trì cấm kị nổi lên một điều là, ham muốn ban đầu -
hưng phấn phạm mọi điều cấm - vẫn còn tiếp tục tồn tại trong các bộ tộc
cấm kị. Nghiã là họ có thiết chế tự mâu thuẫn (ambivalente Einstellung) với
những cấm kị; trong vô thức họ không muốn gì khác ngòai việc vượt rào,
nhưng họ lại hỏang sợ trước cái đó; họ tự hoảng sợ vì họ muốn cái đó,
trong khi nỗi sợ hãi lấn át ham muốn. Ham muốn đó là vô thức ở từng cá
nhân của bộ tộc giống như ở người bệnh tâm thần."