chia thành nhiều chi họ khác nhau theo những tôn ti nhất định, và việc kết
hôn cũng phải biến chuyển theo. Chính Freud trên cơ sở phân tích xã hội
thị tộc thổ dân Australia đã cụ thể hoá cái cơ chế quần hôn theo huyết
thống đó gắn liền với lịch sử hình thành totem giáo như sau:
Trước tiên họ được chia thành hai dòng mà người ta gọi là lớp kết
hôn (tiếng Anh: phratries, tiếng Đức: Heiratsklassen). Mỗi lớp trong đó đều
theo hôn nhân ngoại tộc và thu nạp phần lớn các nhóm totem
(Totemsippen). Thông thường mỗi một lớp kết hôn lại được chia nhỏ ra
thành hai tiểu lớp (sub-phratries), như thế cả bộ tộc chia thành bốn; các tiểu
lớp đó đứng như vậy giữa các lớp kết hôn (phratries) và các nhóm totem.
Sơ đồ tổ chức điển hình và thường được hiện thực hóa của một bộ tộc
Australia thể hiện như sau:
12 nhánh totem thuộc về 4 tiểu lớp và 2 lớp kết hôn. Tất cả các
dòng đều theo kết hôn ngoại tộc. Tiểu lớp c cùng với e, tiểu lớp d cùng với
f từng đôi tạo thành một đơn vị ngoại hôn. Kết quả là hay là khuynh hướng
của các hệ thống đó là không thể nghi ngờ: trên con đường đó sẽ dẫn đến
sự hạn chế tiếp theo về lựa chọn kết hôn và tự do tình dục. Giả như chỉ có
12 nhóm totem, thì mỗi thành viên của một nhóm có thể chọn 11 trong số
12 phụ nữ của bộ tộc - với điều kiện mỗi nhóm có cùng một số người như
nhau. Sự tồn tại của cả hai lớp kết hôn đã hạn chế số lượng đó xuống còn
6/12 = 1/2; một đàn ông của lớp a chỉ có thể lấy một phụ nữ của nhóm
totem từ 1 đến 6; khi hình thành 2 tiểu lớp thì số lượng đó giảm xuống còn
3/12 = 1/4; một đàn ông của nhóm totem a chỉ được chọn vợ hạn chế trong
số phụ nữ của nhóm totem 4, 5. 6.
Các quan hệ lịch sử của các lớp kết hôn - mà trong một số bộ tộc có
thể lên tới 8 lớp - đối với các nhóm totem hết sức không rõ ràng." Các luận
đề của Freud rõ ràng có thể giúp chúng ta nhìn ra nguồn gốc của những
kiêng kị trong hôn nhân và tính giao ở xã hội hiện đại. Vi phạm điều kiêng
kị đó là phản văn hoá và bị xã hội lên án. Như thế, kiêng kị được hiểu như
một hành vi văn hoá.