Vê nguồn gốc của tín ngưỡng và văn hoá, trong khi chủ nghĩa Mác
chỉ ra ba loại nguyên nhân hình thành tôn giáo: nguyên nhân nhận thức,
nguyên nhân xã hội-kinh tế và nguyên nhân tâm lí, thì Freud cũng phân
chia nguyên nhân hình thành bái vật giáo – hình thức đầu tiên của tôn giáo
- theo ba nhóm lí thuyêt khác nhau:lí thuyết danh xưng học
(nominalistische), lí thuyết xã hội học (soziologische) và lí thuyết tâm lí
học (psychologische Theorie). Sự vênh nhau chỉ là ở tên gọi nguyên nhân
đầu: Chủ nghĩa Mác xem là nguyên nhân nhận thức, còn ở Freud là nguyên
nhân danh xưng học. Trên thực chất Freud cũng hàm chỉ quá trình hình
thành và phát triển của nội dung khái niệm, mặt bên trong của kí hiệu ngôn
ngữ hay tên gọi trong ngôn ngữ, cái luôn biến đổi theo trình độ nhận thức
của con người. Freud phê phán các lí thuyết đương thời chỉ biết đưa ra sự
tương ứng giữa tên gọi vật tổ (Tiernamen) với cội nguồn của bộ tộc
(Stamme der Primitiven), mà không hề chỉ ra được ý nghĩa (Bedeutung),
tức là hệ thống vật tổ (das totemistische System) mà việc đặt tên gọi như
thế có được. Chẳng hạn Garcilaso del Vega, Hebert Spencer, Max Muller
chỉ nêu lên được nhu cầu thường ngày của tên gọi vật tổ. Theo M. Muller
thì vật tổ là: 1. Một kí hiệu một chi họ, 2. Tên gọi của chi họ, 3. Tên gọi
của thần hoàng của chi họ, 4. Tên gọi của một vật mà chi họ tôn thờ. Freud
thừa nhận đóng góp to lớn của A. Lang trong các tác phẩm Social origins
(1903) và The secret of the totem (1905) Khi A. Lang phân tích hai xung
lực tâm lí quan trọng và đã giải mã được điều huyền bí totem giáo.
Theo A. Lang cũng như Freud thì ở các thành viên của dòng họ,
nguồn gốc của tên gọi đó đã bị quên lãng "Der ursprung dieser Namen sei
vergessen". Nhưng đối với họ, đó không phải là một cái gì hờ hững vô
nghĩa như chúng ta nghĩ, mà là “một cái gì đó đầy ý nghĩa và có tính hệ
thống” (etwas Bedeutungsvolles und Wesetliches). Cách nhìn đó hoàn toàn
ngược lại với nguyên lí thứ nhất có tính bất khả tri luận về bản chất ngôn
ngữ - nguyên lí về tính võ đoán của kí hiệu ngôn ngữ - mà các nhà tư tưởng
vĩ đại thời cổ đại như Tuân Tử (Trung Quốc) và Platon (Hi Lạp) đưa ra lần
đầu tiên, và trong ngôn ngữ học cấu trúc hiện đại được F. de Saussure khái