quát hoá (1913 - 1916), sau đó được đại đa số các nhà ngữ học thừa nhận.
Quá trình tìm hiểu đến ngọn nguồn của tên gọi đã phát hiện ra liên hệ dòng
máu đằng sau đó:"Nếu như (họ hàng theo dòng máu (Blutverwandtschaft -
LVK) đó một khi được xem là dẫn đến tương đồng về tên gọi, thì đã từng
có toàn bộ những qui ước bao gồm trong đó chế độ hôn nhân ngoại tộc, với
tư cách hậu quả trực tiếp của cấm kị về huyết thống." Những kiến giải này
rất bổ ích cho việc nghiên cứu nguồn gốc nhân chủng học và tình trạng xã
hội thị tộc và bộ tộc đang còn tồn tại ở các dân tộc về thiểu số vùng Tây
Nguyên cũng như Tây Bắc Việt Nam.
Về nguyên nhân xã hội học, trên cơ sở tán đồng các quan điểm của
Fraxer, Freud thừa nhận tác động của điều kiện khách quan đến ý thức tôn
giáo của con người, trước hết là đến việc hình thành bái vật giáo: "Khi một
đứa con sinh ra, người mẹ cho biết, bà tin đứa con đó đã được tiếp nhận ở
ngôi vị thánh thần (Geisterstatte) nào. Theo đó Totem của đứa trẻ được xác
định.(…). Người nguyên thuyrddax tạo lập nên một liên minh sản xuất và
tiêu thụ. Mỗi họ totem (Totemclan) đều có nhiệm vụ chăm sóc đến sự đầy
đủ của một loại thức ăn nhất định." Nếu như trong khu vực sinh sống của
một họ có những thứ do cấm kị họ không được phép ăn hay ăn rất ít, thì họ
phải chăm sóc giữ gìn những thứ đó cho họ totem khác.
Bàn về tôn giáo, đối lập với nhiều người cùng thời, Freud tìm cách
đứng vững ở vô thần luận của mình và tìm tòi những giải thuyết khoa học
(liên quan đến thực tiễn tâm lý và xã hội) cho sự xuất hiện và truyền bá tín
ngưỡng. Đối lập với Jung, Freud chỉ rõ những trở lực, thái độ ngoan đạo và
những mâu thuẫn của tôn giáo đối với lương tri (lành mạnh). Nếu có sự
thích ứng trên một mức độ nào đó với cách nhìn của Jung, thì trung tâm ở
Freud vẫn là cảm giác tràn đầy tội lỗi. Đoạn miêu tả sau đây về không khí
thần bí trong Vật tổ và cấm kị không hề là thái độ chủ yếu, mà chẳng qua
chỉ là khúc láy lại bức thư của Jung: Sau lễ tang giết bái vật là lễ hội, "sự
buông thả mọi dục vọng và cho phép đáp ứng tất cả. Chúng ta dễ dàng nhìn
sâu vào được hệ thống của lễ hội đó. [...] Lễ hội là sự thái quá cho phép,
hơn nữa còn là sự khêu gợi, một sự đột phá tưng bừng vào điều cấm đoán.