mình là con bệnh và đưa vào quá trình tự phân tích. Thế nghĩa là ông phải
tương liên hóa điểm khác nhau quan trọng giữa "bệnh tật" và "khoẻ mạnh",
cái vốn đóng một vai trò truyền thống đối với một bác sĩ thần kinh hay một
nhà tâm thần học, nhờ đó mà nhận thức được trạng thái khoẻ mạnh trong
người bệnh và tự mình nhận thức các quá trình tiếp cận nỗi đau đớn của
người bệnh. Kiểu tương liên hoá đó luôn luôn đi liền với sự đổi mới nội
dung của Freud, cái đã cho phép ông thâm nhập vào cõi vô thức của các
hiện tượng trước này bị xem thường về mặc xã hội như tính dục. Khi Freud
so sánh người dã man với người bệnh tâm thần, là được đặt trong bối cảnh
của tiến hoá luận và bản hợp xướng gắn với nó trong thời kì đó; hơn nữa ở
đấy còn liên quan đến một kiểu phi bệnh lý của các bệnh nhân tâm thần: họ
làngười dã man trong vô thức cái luôn tìm cách tách họ ra khỏi môi trường
văn hoá bao quanh họ.ị
Còn Jung lại bám chắc vào bức tranh chuyên môn hoá vốn có của
nghề bác sĩ và của căn bệnh, và khi ông bị rơi vào cơn khủng hoảng tâm lý
nặng nề - sau khi tuyệt giao với Freud - đã tìm cách giữ vững sự khống chế
điều đó, trong đó ông kêu gọi đến trí nhớ: "Tôi có bằng cử nhân y khoa, tôi
phải giúp bệnh nhân của mình, tôi có vợ và năm đứa con, và tôi sống ở nhà
số 228 phố Seestrasse thuộc Kuesnacht." Như vậy là ông đã nhận ra mối
quan hệ giữa chủ nghiã thần bí và tâm linh và kéo theo là giữa nghi lễ tôn
giáo và ngày thường của mỗi người như một thứ bệnh hoạn mà ông phải tự
vệ trước chúng. Có thể nói rằng: Jung không muốn vượt qua những điều
cấm kị đã trở nên vô nghiã lý bao phủ ngay trên bản thân căn bệnh (thuần
tuý - không thuần tuý); khi mà chúng vẫn còn tác dụng, thì hiện tượng vô
thức của chúng không thể nhận thức được, và thế nghiã là đối vối ông, con
đường tiếp cận tôn giáo của Freud vẫn còn đóng kín.
Nếu ta tạm gạt sang một bên những hạn chế trong quan điểm sinh
học - tâm lí cá nhân cực đoan của Freud, thì có thể nói hàng loạt luận điểm
khác trong tác phẩm thể hiện một nhãn quan duy vật triệt để của Freud
trong giải thuyết các khía cạnh của văn hoá và tôn giáo, như luận điểm về
thống trị và bạo lực, về huý kị như là một hành vi văn hoá,... giúp chúng ta