hiểu được nguyên nhân tâm lí khi người ta lảng tránh việc đề cập đến các
nguồn gốc không đẹp của một sự vật nào đó. Qui luật tâm lí ấy, trọng một
phạm vi rộng hơn, có khi khiến cho một dân tộc nào đó có vẻ như "không
có lịch sử" hay là lịch sử diễn ra "không liên tục", ví dụ việc kiêng không
nhắc đến chiến tranh thế giới thứ hai cùng những nhân vật tội phạm chiến
tranh của nước Đức. Vì việc nhắc đến chúng có thể gợi trở lại mầm mống
tư tưởng chủ nghĩa phát-xít trong khi chủ nghĩa phát-xít mới đang bộc lộ
nanh vuốt của nó. Hoặc cái tên "Việt Nam" đã trở thành huý kị đối với
nước Mĩ, vì khi tên gọi đó xuất hiện, sẽ làm quá trình lắng đọng tâm lí
nhằm quên đi cơn ác mộng (Trauma) về cuộc chiến tranh phi nghĩa của họ
bị khuấy đảo và nhức nhối trở lại. Qua đó, chúng ta càng thấy được tính
đúng đắn trong chính sách "cùng quên đi quá khứ" mà Đảng ta chủ trương
trong chính sách đối ngoại với nhiều nước vốn là kẻ xâm lược đất nước ta.
Luận điểm về cấm kị của Freud cũng giúp chúng ta hiểu được những hành
vi mờ ám hay ít ra là thiếu công khai của những ai đó khi sử dụng những
cái có nguồn gốc bất minh, bất hợp pháp, ví dụ khi các nhà nghiên cứu vũ
trụ Mĩ sử dụng kết quả nghiên cứu nhân học của các nhà khoa học quốc xã
Đức vốn tiến hành một cách vô nhân đạo trên cơ thể của nạn nhân chiến
tranh, thì họ phải xoá bỏ mọi dấu tích liên quan đến nguồn gốc chúng.
Tuy nhiên, quan điểm phân tâm học về nguồn gốc của văn hoá và
tôn giáo bộc lộ không ít nhược điểm, trước hết là quan điểm sinh học-tâm lí
cực đoan và không quan tâm đầy đủ đến vai trò tác động xã hội. Tuy nhiên,
đó không phải là lỗi của riêng ông, vì quan điểm đó là sản phẩm của thời
đại ông sống với những phát minh vĩ đại về sinh học, sinh học hình thái và
cấu trúc luận ở châu Âu. Nếu ta hiểu nhiều tác phẩm kinh điển của Marx và
Engels về lịch sử, trước hết là các tác phẩm Chống Duhring, Biện chứng
của tự nhiên và Nguồn gốc của gia đình, của sở hửu tư nhân và nhà nước
được viết dưới tác động của những thành tựu khoa học vĩ đại cũng như do
nhu cầu bức xúc của cuộc đấu tranh lí luận cuối thế kỉ 19, thì ta cũng sẽ
phần nào chia sẻ được, những hạn chế trong cách nhìn của ông. Freud biết
rất rõ hạn chế của cách nhìn phân tâm học. Ông không hề mơ hồ khi