đang có, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá ấy, thực hiện mục tiêu mà Đại hội
VIII và nghị quyết T.Ư. 5 của Đảng ta: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc (NQ. VIII, tr.110-111)
Hà Nội, 4. 1999
LỜI NÓI ĐẦU
Bốn chương dưới đây với tiêu đề phụ của cuốn sách đã được tôi
công bố trong tạp chí Imago (Biểu tượng) bài viết là thử nghiệm đầu tiên
của tôi trong vận dụng các quan niệm và kết quả nghiên cứu của phân tâm
học vào các vấn đề chưa sáng tỏ của tâm lí học dân tộc. Như thế, chúng
chứa đựng một đối kháng về phương pháp, một mặt với tác phẩm vĩ đại của
W. Wundt, cái làm cho việc tiếp nhận và cách thức làm việc của tâm lí học
phi phân tích (nicht analytische Psychologie) trở nên có ích cho một mục
đích tương tự; mặt khác với các công trình của trường phái phân tâm học
Zurich ngược lại vốn theo đuổi việc giải quyết trọn vẹn các vấn đề tâm lí
học cá nhân thông qua tập hợp cứ liệu tâm lí học dân tộc. Có thể thừa nhận
rằng trong hai quan điểm trên thì cái thứ hai chính là một sự giải mã cho
các công trình của riêng tôi.
Tôi rất hiểu sự thiếu hụt của quan điểm sau. Tôi không muốn đụng
chạm đến những cái vốn phụ thuộc vào bản chất đầu tiên của những nghiên
cứu đó. Nhưng những người khác lại đòi hỏi có một lời dẫn. Bốn chương
được tập hợp lại đây đáp ứng mối quan tâm của một phạm vi rộng lớn hơn
của những người có văn hóa, nhưng thực ra chúng chỉ có thể được hiểu và
xác định bởi một số ít ỏi nhất mà với họ phân tâm học không còn xa lạ nữa,
tuy vẫn theo cách nhìn riêng của mình. Chúng muốn tạo ra mối liên hệ giữa
một phía là các nhà dân tộc học, ngôn ngữ học và dân gian học v.v. và phía
khác gồm các nhà phân tâm học, nhưng lại không thể đem đến cho cả hai
bên những cái mà họ từ bỏ: trước tiên là sự dẫn giải đầy đủ về kĩ thuật tâm
lí học, tiếp sau là có hoàn toàn đầy đủ tài liệu cần thiết cho nghiên cứu.
Như thể chúng sẽ phải gây được sự chú ý và chờ đợi ở mọi nơi, rằng sự gặp
gỡ giữa hai phía không thể nào không có tác dụng cho nghiên cứu.